Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Mang thai - 04/17/2024

'Vây xung quanh mình là các bác sĩ bệnh viện nhi, bác sĩ mổ vừa mổ vừa nói 'khóc đi nhé khóc đi nhé' vì em bé không khóc là khi ấy tim không chịu được mà ngừng đập'.

Mỗi khi nhìn lại hành trình mang thai gian nan với những lần siêu âm, kiểm tra liên tục, chị Phượng (29 tuổi, hiện đang sống ở Hà Nội) vẫn cảm thấy biết ơn điều kỳ diệu đã xảy ra với gia đình mình.

Bởi em bé của chị phát hiện bị cuồng tim nhĩ ở tuần thứ 22, nhịp tim liên tục nhảy lên đến 200 lần/phút, đỉnh điểm là phải đẻ mổ gấp ở tuần 34 khi tim đập 300 lần/phút đến mức các bác sĩ cũng choáng váng. Cứ tưởng cơ thể bé sẽ không thể chịu nổi nhưng cuối cùng, bé đã chào đời lành lặn. Khi bé được 1 tuổi, sau bao khó khăn thử thách, vách ngăn tim của bé đã tự lành lại.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Phía sau em bé lém lỉnh, đáng yêu này là một câu chuyện rất dài.

Khủng hoảng thai kỳ, lo lắng đến nghẹt thở

Vợ chồng chị Phượng cưới và lên kế hoạch đến 5 năm sau mới mang thai. Quá trình mang thai cho đến tuần 22 khá ổn, chị áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, lịch khám đều và không phát hiện ra điều gì bất thường. Trước đó, chị gái chị Phượng có nhắc đi nhắc lại nên đi siêu âm tim thai cho yên tâm.

Vì cháu ruột của chị sinh ra 5 ngày tuổi bị bệnh tim bẩm sinh ở thể phức tạp, mặc dù trước đó mẹ bé cũng đi khám, siêu âm rất cẩn thận. Bác sĩ sau đó giải thích trong tim của thai nhi có những mạch rất nhỏ mà hầu hết các bác sĩ sản không phát hiện ra, chỉ có bác sĩ chuyên khoa tim, tim nhi mới chuẩn đoán chính xách nhất cho tim của bé ngay từ trong bào thai, sàng lọc tim bẩm sinh.

Khoảng thời gian đó, chị Phượng cũng định đi siêu âm tim thai mấy lần nhưng cứ chần chừ và nghĩ rằng trong nhà không có ai bị vấn đề về tim nên chắc con mình cũng không sao. Nhưng buổi tối ở tuần 22, sau khi đi ăn về, chị Phượng thấy em bé đạp rất nhiều.

Ban đầu, chị nghĩ con nghịch, nhưng đi ngủ con vẫn không đạp, đêm nghỉ khoảng 20 phút rồi lại đạp. Chị cứ có cảm giác con xoay bên này đạp, rồi xoay bên kia đạp. Linh tinh của người mẹ có điều gì đó không lành.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Tất cả những giấy tờ liên quan đến con, chị Phượng đều giữ lại làm kỷ niệm.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Phiếu siêu âm tim thai tuần thứ 26, nhịp tim có khi lên gần 200chu kỳ/phút.

Sáng hôm sau, chị dậy thật sớm để đi khám mặc cho chưa đến lịch. Sau khi khám xong, bác sĩ phát hiện nhịp tim đập nhanh bất thường, có khi đến gần 200 nhịp/phút. Bé được kết luận cuồng nhĩ – rung nhĩ thai. Cảm giác lúc đó, chị thấy thực sự kinh khủng vì hối hận không đi khám sớm hơn. Lo lắng cực độ con sẽ bị giống như con của chị gái.

'Mình chứng kiến chị và cháu phải khổ sở vô cùng trước đó nên càng bị ám ảnh hơn. Trong vòng 1 năm sau sinh, cháu mình phải mổ đi mổ lại đến 5-6 lần, rồi có lần bác sĩ đã gọi người nhà vào nhìn mặt lần cuối nhưng may mắn là xuất hiện điều kỳ diệu. Rồi mình thương mẹ nó mới sinh xong có 2 ngày đã phải nằm ngoài hành lang lạnh lẽo trông con suốt 1 năm trời, chứng kiến bao nhiêu đứa trẻ chết vì bệnh tim, rồi bao nhiêu đứa bé vì bố mẹ không có tiền chữa bệnh mà phải bỏ lại con ở bệnh viện...', chị Phượng tâm sự về nỗi ám ảnh của mình.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Em bé Ti mạnh mẽ cuối cùng đã chào đời khóc oe oe trong sự hồi hộp tột cùng.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Bé Ti sinh non ở tuần 34 khi nhịp tim lên đến 300 chu kỳ/phút và như một kỳ tích, bé trộm vía khỏe mạnh.

Sau khi nhận được kết quả đau lòng về tình trạng của con, chị Phượng ra về với lời khuyên của bác sĩ sản, rằng cần phải đi kiểm tra, khám lại, nhất định tim của bé có vần đề, cứ đập nhanh vậy chỉ sợ con không chịu được. Chị liên hệ ngay với bác sĩ Trần Đắc Đại (Trưởng khoa Tim nhi ở Trung tâm tim mạch bệnh viện E) – cũng là người đã khám và chữa cho cháu của chị. Đến khám và siêu âm tim thai, bác sĩ Đại kết luận tim loạn, nhịp đập nhanh bất thường, cần theo dõi hàng tuần.

Mỗi tuần sau đó chị Phượng đều đi kiểm tra, siêu âm. Có tuần thì đập bình thường, có tuần thì nhanh hơn, có lúc đập nhanh quá, bác sĩ siêu âm gợi ý chị nên trao đổi với bác sĩ tim hỏi xem có phương pháp nào điều trị cho con không, chỉ sợ tim bé không chịu nổi mà ngừng đập. Lúc đó bác sĩ Đại nói với chị: 'Mẹ yên tâm, bác đảm bảo với mẹ là em bé có thể chịu được'. Có câu nói đó, chị Phượng như có thêm biết bao hy vọng để duy trì gắng gượng.

Tuần thứ 34, đến ngày khám định kỳ, chị Phượng một mình đi siêu âm vì chọn địa chỉ khám gần nhà. Sau khi vào phòng khám, bác sĩ sản giật mình khi dò đến tim bé, nhịp tim lên đến 300 lần/phút. Gọi điện cho bác sĩ Đại, chị Phượng được chỉ định vào viện mổ gấp vì cuồng tim nhĩ.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Em bé Ti sau khi đã được về nhà với mẹ, trộm vía ăn ngủ đều ngoan.

Ca mổ bắt con trong 3 phút và bác sĩ vừa mổ vừa nói: 'Khóc đi nhé! Khóc đi nhé!'

Vậy là chị Phượng phải bước vào ca mổ đẻ bất đắc dĩ và run rợ vô cùng.'Một mình vào viện, một mình đi đẻ vừa đi vừa cầu nguyện và gọi điện cho người thân. Vào viện mà trong người không có gì ngoài mấy trăm nghìn và cái điện thoại. Cũng may bác sĩ có tâm lắm, cho mình mổ luôn khôngcần thủ tục gì hết. Vây xung quanh mình là các bác sĩ bệnh viện nhi, bác sĩ mổ vừa mổ vừa nói 'khóc đi nhé khóc đi nhé' vì em bé không khóc là khi ấy tim không chịu được mà ngừng đập. Cả quá trình lấy thai diễn ra có 3 phút thôi. May mắn là con khóc thật'.

Đẻ xong, mẹ con xa nhau đến ngày thứ 3 mới được gặp con.'Đến lúc gặp được con rồi thì thấy con vẫn y nguyên như lúc chui từ bụng mẹ ra. 4 ngày không được lau, không được tắm như các bé khác, đầu thì bết máu với tóc, người thì mốc, nách thì mọc chi chít mụn mang mủ, da thì vàng. Nằm ở phòng nhi, mỗi bé một cái lồng, mẹ chỉ được ngồi đó nhìn con. Mẹ vừa đau vừa kiệt sức vừa thương con vô ngần', chị Phượng kể lại.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Em bé khi tròn 1 tuổi là mọi sóng gió cũng qua với gia đình nhỏ.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Sau 2 ngày, chị Phương quyết định xin chuyển cho con sang Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E vì có bác sĩ quen trước điều trị cho cháu chị ở đấy. Khi đến đây, bác sĩ nói vách ngăn có lỗ thông, cho bé về theo dõi vì bé còn bé quá chưa làm gì được.

Về được đến nhà, chị Phượng pha nước lau người, lau tóc cho con mà đỏ mấy chậu nước, thương con lại khóc. Sáng hôm sau, cả nhà lại đưa bé đi viện, vừa khám tim vừa điều trị vàng da, tổng cộng là 4 ngày mà phải di chuyển 3 bệnh viện.

Trong 1 năm sau đó, mỗi tháng, vợ chồng chị Phượng đều phải đưa bé Ti đi bệnh viện. Trộm vía bé ăn ngoan ngủ ngoan, chỉ những lúc hoạt động quá nhiều nhịp tim mới tăng bất thường. Hai vợ chồng làm được đồng nào đều tiết kiệm phòng chữa bệnh cho con.

Cho đến ngày mừng vui khôn xiết nghi nghe bác sĩ kết luận lỗ thông của con đã tự lành lại được, khỏi hoàn toàn. Đến ngày hôm nay, khi bé Ti được hơn 20 tháng, lém lỉnh đáng yêu, chị Phượng mới có thể thở phào nhẹ nhõm khi nghĩ về thử thách đã qua.

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Hành trình mang thai nghẹt thở, tim thai có khi đập 300 lần/phút, phải mổ đẻ gấp của mẹ bầu Hà Nội

Trải qua bao nhiêu khủng hoảng, vất vả, chị Phượng vẫn giữ cho mình tinh thần lạc quan và ý thức chăm sóc bản thân trong cuộc sống.

Qua hành trình gian nan của mình, chị Phượng đúc rút được một số kinh nghiệm để nhắn các mẹ khác cần chú ý khi mang thai:

- Quá trình mang thai không được để ốm lâu (một số cơ quan của em bé trong quá trình phát triển sẽ bị ngưng hoặc gián đoạn - đây là lý do bác sĩ giải thích).

- Đừng nghĩ đến việc ăn nhiều trong quá trình mang thai mà quan trọng là đủ chất. Ăn vừa đủ, tăng số lượng bữa, uống nhiều nước hoa quả, rau xanh, bổ sung vitamin. Đảm bảo hấp thu vào con nhiều hơn, mẹ không tăng nhiều cân, không phù nề, không tiểu đường, không táo bón. Minh chứng là chị Phượng mang thai bé Ti chưa lần nào bị táo bón, bạn Ti đẻ thiếu tháng vẫn đạt tiêu chuẩn 3kg, cả quá trình mẹ tăng 7kg.

- Nhất định đi siêu âm riêng tim thai ở bệnh tim hoặc bác sĩ chuyên tim vì các bác sĩ sản không phát hiện ra những bất thường nhỏ nhất ở trong tim của trẻ (khoảng tuần 20).

- Đừng nghĩ đến việc sinh con xong thì quên đi mất bản thân mình. Sau khi sinh xong mẹ càng phải bổ sung vitamin, ăn ít tinh bột uống nhiều sữa, muốn nhiều sữa thì uống nhiều sữa uống thay nước. Để không bị xạm da, nám, rụng tóc và sữa mẹ có nhiều chất cho con (Ti 20 tháng vẫn bú no sữa mẹ), chú ý ăn mặc, chăm sóc da dẻ để trải qua việc gì đi nữa khi nhìn vào gương thấy mình gọn gàng sạch sẽ là có thêm động lực.

- Đặc biệt nếu trong quá trình mang thai có dấu hiệu bất thường phải bình tĩnh, theo dõi thói quen của thai nhi trong bụng (bé Ti trong bụng không thức đêm bao giờ, bỗng một ngày không ngủ đạp cả một đêm, mẹ không yên lòng sáng sớm đi khám phát hiện ngay có vấn đề).

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!