Hệ quả của sinh không đau mà mẹ và bé phải đối mặt

Kiến Thức Y Học - 05/05/2024

Nhờ có thủ thuật gây tê ngoài màng cứng nên những chị em sinh con bằng phương pháp sinh không đau sẽ không cảm thấy đau đớn khi chuyển dạ. Thế nhưng, mẹ và bé cũng phải đối mặt với một số hệ quả của sinh không đau sẽ được Lily & WeCare giới thiệu ngay sau đây.

Nhờ có thủ thuật gây tê ngoài màng cứng nên những chị em sinh con bằng phương pháp sinh không đau sẽ không cảm thấy đau đớn khi chuyển dạ. Thế nhưng, mẹ và bé cũng phải đối mặt với một số hệ quả của sinh không đau sẽ được Lily & WeCare giới thiệu ngay sau đây.

Hệ quả của sinh không đau tác động đến bé như thế nào?

Phân tích chỉ số Apgar – kết quả kiểm tra sức khoẻ tổng quát trẻ sơ sinh thực hiện ngay sau khi bé chào đời cho thấy, gây tê ngoài màng cứng không hề ảnh hưởng tiêu cực gì đến trẻ sơ sinh. Thậm chí, trên thực tế có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những em bé chào đời trong những ca sinh có áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng có chỉ số Apgar cao hơn so với các em bé được sinh ra bằng những phương pháp sinh khác.

Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thực sự làm ảnh hưởng đến khả năng bú mẹ ngay sau khi sinh của trẻ hay không vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Một số chuyên gia thì cho rằng bé sơ sinh có thể sẽ gặp vấn đề về ngậm và bú nếu như người mẹ dùng phương gây tê ngoài màng cứng.

Cho dù có nghiên cứu như thế nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận được việc gây tê ngoài màng cứng có tác dụng lên trẻ sơ sinh cũng nhẹ hơn rất nhiều so với việc giảm đau khi sinh bằng gây mê toàn thân.

Hệ quả của sinh không đau mà mẹ và bé phải đối mặt

Hệ quả của sinh không đau ở mẹ

- Về một khía cạnh nào đó, mẹ bầu phải giữ nguyên một tư thế không mấy dễ chịu với chiếc bụng to trong suốt thời gian từ 10-15 phút khi ống truyền được đưa vào khoang ngoài màng cứng. Sau đó mẹ bầu có thể phải đợi thêm từ 5-20 phút nữa để cho thuốc phát huy hết tác dụng.

- Mẹ bầu có thể bị mất cảm giác ở chân và không thể đứng dậy được cho đến khi nào thuốc tan. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của chuyển dạ, mẹ bầu có thể được gây tê một chút để cảm thấy thoải mái trong khi vẫn cảm nhận được ở chân và đi lại được bình thường. Thế nhưng nhiều bệnh viện sẽ không cho mẹ bầu được phép đi lại cho dù chị em có cảm nhận được là mình có thể đi lại.

- Khi được gây tê ngoài màng cứng cũng khiến các chị em phải gắn các ống truyền, thường xuyên được theo dõi huyết áp và liên tục kiểm tra thai nhi.

- Phương pháp này thường khiến giai đoạn chuyển dạ ở bà bầu kéo dài hơn. Sự mất cảm giác ở phần dưới cơ thể làm yếu đi phản xạ đẩy xuống nên chị em sẽ khó khăn hơn khi rặn em bé ra ngoài. Lúc này, chị em có thể muốn giảm liều gây tê khi đang rặn nhưng điều này có thể mất thêm thời gian để thuốc giảm đau phát huy hết tác dụng và khi đó mẹ bầu có thể thấy đau khủng khiếp trở lại.

- Dù bạn tin hay không nhưng phương pháp này khiến bạn có nhiều khả năng phải được trợ sinh bằng máy hút và kẹp forcep để kéo em bé ra ngoài. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ rách âm đạo và có thể khiến em bé bị bầm tím. Thế nhưng nguy cơ này không cao.

Hệ quả của sinh không đau mà mẹ và bé phải đối mặt

- Trên thực tế cũng có một số trường hợp gây tê ngoài màng cứng có thể khiến tác dụng giảm đau không đều. Điều này là do sự khác biệt về cơ địa của mỗi phụ nữ hoặc do thuốc đã không được thấm đều vào các tế bào thần kinh cột sống sau khi được tiêm. Việc ống truyền bị xê dịch sau khi đặt cũng khiến thuốc gây tê không có tác dụng đều.

- Chính thuốc gây tê dùng trong phương pháp sinh không đau có thể gây hạ huyết áp tạm thời và giảm đi lượng máu đến em bé khiến nhịp tim của bé giảm. Hoặc thuốc có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của sản phụ. Chị em cũng có thể thấy buồn nôn nhưng nhẹ và ít gặp hơn so với dùng thuốc gây mê toàn thân. Thuốc còn khiến chị em mất cảm giác buồn tiểu nên chị em có thể được chỉ định đặt ống thông tiểu để hỗ trợ cho việc tiểu tiện.

- Phương pháp sinh không đau còn làm tăng khả năng sản phụ bị sốt trong khi chuyển dạ. Vấn đề này không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của em bé, nhưng lại khiến nhiều bà mẹ và em bé có xu hướng sử dụng thuốc kháng sinh một cách không cần thiết.

- Cũng có một số ít sản phụ phản hồi rằng họ cảm thấy bị đau đầu nghiêm trọng kéo dài vài ngày sau khi sinh bằng phương pháp sinh không đau. Nguyên nhân có thể do bị rò rỉ dịch não tuỷ, chị em có thể hạn chế nguy cơ đau đầu bằng cách cố gắng nằm càng yên càng tốt khi đặt kim.

- Có rất hiếm trường hợp gây tê ngoài màng cứng có thể ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, một số trường hợp cực kì hiếm bị tổn thương hoặc nhiễm trùng tế bào thần kinh.

Như vậy, xét về một khía cạnh nào đó, hệ quả của sinh không đau đối với mẹ sản phụ và em bé sau khi sinh là không quá nhiều.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!