Ung thư vòm họng là bệnh rất nguy hiểm do một loại khối u ác tính thường gặp gây nên, diễn biến của bệnh tương đối nhanh so với những bệnh ung thư khác. Đây là căn bệnh phổ biến mà tác nhân gây nên thường xuyên cận kề bên cạnh mà chúng ta không hề hay biết.
Những thói quen như hút thuốc, uống nhiều rượu bia, tiếp xúc với môi trường độc hại,... thường gây nên căn bệnh này. Khi mắc bệnh tỉ lệ tử vong cao, do đó cần bảo vệ sức khỏe của mình và người thân. Vậy khi mắc ung thư vòm họng thường có những hiện tượng nào?
Hiện tượng của ung thư vòm họng
Khi mắc bệnh ung thư vòm họng sẽ có một số biểu hiện sau:
Người bệnh thường chảy máu cam
Đây là một trong những triệu chứng sớm của ung thư vòm họng. Người bệnh thường nuốt nước mũi sau đó nhổ ra theo đường miệng, vì vậy khiến nước mũi kèm theo máu vì thế mà dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Trong giai đoạn cuối của bệnh có thể gây chảy máu liên tục.
Bị nghẹt mũi
Khi khối u xuất hiện nó sẽ dẫn tới hiện tượng tắc một bên mũi, nếu như khối u to lên sẽ làm cho cả hai bên mũi bị nghẹt.
Người bệnh thấy nhức đầu
Triệu chứng này thường do khối u phá hủy nền sọ, di căn vào não và dây thần kinh sọ gây nhức đầu. Ở kỳ cuối, bệnh thường dễ bị chẩn đoán nhầm là đau thần kinh.
Bệnh nhân ung thư vòm họng sẽ có các hiện tượng ù tai và nghe kém
Khi khối u phát triển và đè lên thực quản nó sẽ gây ù tai, nghe kém hoặc kèm theo hiện tượng tràn dịch tympanic.
Xuất hiện hạch nổi ở cổ
Ung thư vòm họng di căn phần cổ sẽ chiếm 40% - 85%. Nguyên nhân là bởi vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, những tế bào ung thư sẽ dễ dàng lan sâu lên trên cổ.
Khi chúng phát triển thì số lượng càng nhiều, tốc độ nhanh, hạch cứng và đặc biệt nó không cho cảm giác đau đớn, tính hoạt động kém; trong giai đoạn cuối nó sẽ bám dính cố định tại vùng cổ.
Hội chứng nội sọ
Đây là tình trạng khối u có trong não bị vỡ, sau đó lan sang các dây thần kinh sọ não, gây nên hội chứng nội sọ như nhức đầu, mờ mắt, tê bì mặt, xệ mí, thậm chí mù. Hơn nữa, hạch bạch huyết sẽ căn xuyên qua những dây thần kinh sọ não ở nền sọ và làm mất cảm giác ở cổ họng, nhai nuốt khó khăn, vòm miệng tê liệt, khàn giọng, liệt màn hầu.
Hiện tượng di căn của ung thư vòm họng
Ở giai đoạn cuối, ung thư vòm họng sẽ di căn ở phạm vi mắt, não, phổi, xương, gan cùng các bộ phận khác, đặc biệt nhất là ở phổi và xương. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu nặng ở một trong những bộ phận như: thường xuyên đau ngực, xương cố định bị đau, nhãn cầu lồi, máu có đờm, gan sưng to, thị lực giảm... như vậy bệnh đã di căn .
Nguyên nhân ung thư vòm họng
Bởi họng chính là ngã ba của đường thở và tiêu hóa. Do đó việc tiếp xúc với những yếu tố độc hại sẽ gây nên bệnh ung thư vòm họng là rất phổ biến. Tuy nhiên theo thống kê, một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh này là:
Uống nhiều rượu bia: Nếu uống nhiều rượu bia thì nguy có bị ung thư vòm họng sẽ tăng. Việc uống rượu sẽ gây kích thích các mô họng giống như việc hút thuốc lá, làm tăng nguy cơ ung thư họng.
Hút thuốc lá: Bên trong thuốc là có chứa những thành phần độc hại như Nicotin - chất này gây nên bệnh ung thư. Hút thuốc ngoài là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vòm họng, nó còn có khả năng gây nên nhiều loại ung thư khác.
Các chất liệu công nghiệp: Một nghiên cứu cho thấy các loại sợi tổng hợp được sử dụng trong các ngành công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ung thư họng.
Trào ngược dạ dày mãn tính: Việc này là do acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nên. Nếu như tình trạng này xảy ra thường xuyên và gây mạn tính thì đây cũng có thể là nguyên nhân làm ung thư họng.
Virus u nhú ở người: Tình trạng viêm nhiễm do virus HPV - một loại virus thường lây truyền qua đường tình dục gây ra sẽ làm tăng nguy cơ ung thư họng. Ung thư do nhiễm HPV thường xuất hiện tại khu vực amidan hay mặt dưới của lưỡi.
Việc quan hệ tình dục bằng đường miệng cũng là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư vòm họng do lây truyền virus HPV.
Hút thuốc lá khiến tỷ lệ mắc ung thư vòm họng tăng cao.
Cách phòng tránh bệnh ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng gây ra hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Vì vậy mà hãy phòng tránh bệnh bằng cách sinh hoạt, chế độ ăn uống hợp lý theo như lời khuyên của những chuyên gia bằng cách:
Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
Chế độ ăn uống hợp lý bằng việc cân bằng, đa dạng những loại thức ăn giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Cần chú ý ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi bởi nó có rất nhiều khoáng chất và vitamin. Đặc biệt như chuối, củ cải, cà rốt bởi trong các loại củ quả này có rất nhiều chất chống oxy hóa Fenolics với khả năng chống lại các tế bào ung thư. Bạn nên ăn khoảng 4 tới 6 lần/tuần sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể. Bạn cũng nên sử dụng nghệ vì bên trong bột nghệ có chứa hoạt chất curcumin ngăn ngừa tế bào ung thư phát tán.
Thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại nguy cơ mắc bệnh ung thư. Để nâng cao thể trạng hãy tập luyện những môn thể thao hay vận động với một số bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút.
Bảo vệ tai - mũi - họng: Khi thời tiết có những thay đổi, bạn cần bảo vệ tai mũi họng của mình khỏe mạnh, ngăn ngừa cảm lạnh cũng như nhiễm trùng.
Tránh làm việc hoặc sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm không khí: Mũi họng là con đường không khí đi qua để tới phổi. Nếu như làm việc hoặc sống trong môi trường độc hại sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe, trong một thời gian dài gây nên bệnh ung thư vòm họng.
Tầm soát ung thư vòm họng: Hãy thường xuyên tới khám bệnh để biết được tình trạng sức khỏe của mình, phát hiện ra bệnh sớm để điều trị. Đặc biệt là những người trong gia đình có người đã mắc bệnh ung thư họng hoặc các bệnh ung thư.
Dịch vụ sàng lọc ung thư vòm họng tại nhà
Xét nghiệm tại nhà Xander
Sàng lọc ung thư là cách duy nhất để chẩn đoán các loại ung thư nói chung và ung thư vòm họng nói riêng. Xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện bệnh sớm để có phương án điều trị kịp thời. Phát hiện bệnh ở giai đoạn càng muộn cũng đồng nghĩa với việc khả năng điều trị càng giảm. Ngày nay, ngoài việc đến các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh truyền thống thì còn có một phương thức khám và điều trị bệnh mới đó là xét nghiệm tại nhà. Dịch vụ xét nghiệm tại nhà cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm thời gian chờ đợi và tránh tiếp xúc với môi trường nhiều vi khuẩn như bệnh viện, phòng khám...
Nếu bạn chưa biết nên đi xét nghiệm ở đâu thì có thể tìm đến Xét nghiệm tại nhà Xander, gọi tắt là Xander, tại địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội.
Xander là công ty chuyên cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà với đối tác độc quyền là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương. Xander nhận kết quả từ các bệnh viện công và trả kết quả tại nhà cho khách hàng. Hơn thế nữa, đến với Xander, bạn còn được biện luận miễn phí từ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà cam kết chi phí không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.
Những thức ăn không nên ăn khi đang bị bệnh ho
Gan bị tổn hại nghiêm trọng nếu bạn thường xuyên làm 9 điều sau
Điểm mặt thói quen hàng đầu khiến ung thư gan ở Việt Nam tăng vọt
Vì sao không nên uống cà phê sau khi nhậu?
Nội soi tai mũi họng có phát hiện ung thư không?
Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm ung thư vòm họng bao gồm 4 xét nghiệm CEA, CA 199, CA 724, SCC. Dưới đây là tổng chi phí xét nghiệm.
- Giá gói sàng lọc ung thư vòm họng của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 869,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline(024)73.049.779 - 0984.999.501(Giờ trực: 6-22h) để được tư vấn cụ thể.
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Bệnh ung thư vòm họng là bệnh ung thư nguy hiểm, phát triển nhanh, chính vì thế mà cần có ý thức cảnh giác. Nếu như phát hiện thấy một số hiện tượng như trên hãy tới khám ngay bác sĩ. Tốt nhất nên đi khám sức khỏe định kì hàng năm 2 lần.
Xem thêm:
- Ăn gì tránh ung thư vòm họng
- Ung thư vòm họng có di truyền không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!