Ở tuần về đích, nhiều bà mẹ sẽ hồi hộp mong chờ chào đón đứa con của mình, nhưng cũng không khỏi thắc mắc con mình sẽ trông như thế nào. Bài viết dưới đây, Lily & WeCaresẽ cung cấp thông tin để các bà mẹ có thể hình dung ra đứa con của mình khithai nhi tuần 40.
1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần 40
Thai nhi tuần 40, em bé sẽ có chiều cao khoảng tầm 51,2 cm được tính từ đỉnh đầu tới gót chân của bé và cân nặng sẽ khoảng 3,4 kg. Tất nhiên là chiều cao và cân nặng không phải bé nào cũng giống nhau. Cân nặng và chiều cao của bé sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của người mẹ và chế độ dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai.
Ở thai nhi tuần 40, cơ thể của thai nhi đã trông hoàn toàn giống trẻ sơ sinh và em bé đã sẵn sàng để chào đời bất cứ lúc nào. Lúc này, phần xương của thai nhi đã rất cứng cáp rồi. Tuy nhiên, xương sọ củathai nhivẫn còn mềm để có thể dễ dàng đi qua cổ tử cung và âm đạo của người mẹ.
Nếu trong thời gian này, em bé của bạn chào đời thì em bé hoàn toàn có thể thở một cách độc lập sau khi ra khỏi bụng người mẹ. Nước ối của mẹ sẽ ít hơn trước, đôi khi nó còn chuyển sang màu nhạt hơn hoặc trắng đục như sữa do bị pha lẫn với lớp chất nhờn bao quanh em bé. Lớp da ngoài của bé cũng đang dần bong tróc để nhường chỗ cho lớp da mới của bé ở dưới. Khi đó, trông bé yêu sẽ thật phổng phao và hồng hào.
2. Ở tuần thai thứ 40 cuộc sống nguời mẹ có gì thay đổi?
Khi thai nhi tuần 40cân nặng của người mẹ vẫn tiếp tục tăng nhưng rất ít hơn so với thời gian trước đó. Ở tuần này, tử cung của người mẹ sẽ nhô lên khoảng 16cm - 20 cm, cách khớp dính khoảng 36cm - 40 cm. Khi đó, tử cung người mẹ cũng trở nên mềm dẻo và đàn hồi hơn để chuẩn bị thích nghi cho cuộc chuyển dạ chào đón bé yêu sắp tới.
Thai nhi tuần 40, cơ thể của người mẹ đã hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc chuyển dạ, biểu hiện đầu tiên chính là việc tiết dịch nhầy ở âm đạo trở nên nhiều hơn. Em bé khi đó đã ổn định trong vùng chậu của mẹ nên các áp lực lên cơ hoành sẽ giảm đi đáng kể, giúp mẹ có thể thở dễ dàng hơn.
Nắp nhầy đậy tử cung có tác dụng giúp bảo vệ tử cung của người mẹ khỏi bị nhiễm khuẩn trong suốt thời kỳ mang thai sẽ nhanh chóng mất đi. Khi nắp nhầy biến mất, nó có thể vẫn nằm ở đó cho đến trước khi người mẹ chuyển dạ khoảng 1 tuần. Nếu thấy ra chất màu hồng, hoặc nâu ở quần lót thì cần phải thông báo cho các bác sĩ.
Khithai nhi tuần 40, cảm giác chờ đợi sẽ khiến người mẹ thực sự bị kiệt sức. Tưởng rằng, dường như thời gian khi ấy trôi qua rất chậm và lâu hơn cả quãng thời gian 9 tháng mang thai trước đó. Ở tuần này, em bé vẫn chưa được coi là chào đời muộn. Thực tế rằng, các bé sẽ thường chào đời muộn hơn so với thời gian dự kiến của các bác sĩ. Vì vậy, các mẹ không nên lo lắng quá.
3. Dinh dưỡng cho mẹ và bé trong tuần 40 thai kỳ
Chỉ còn một khoảng thời gian ngắn nữa thôi là mẹ đã đến gần với ngày sinh. Vì vậy thời điểm này, các mẹ bầu hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt. Những bữa ăn hằng ngày của mẹ luôn phải đảm bảo lượng calo từ 400-600.
Trong thời gian này, có lẽ do cảm giác hồi hộp trước khi sinh nên sẽ có nhiều mẹ bầu không muốn ăn, do vậy các mẹ bầu nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, hoặc ăn thêm một số đồ ăn vặt như bánh sữa, hoa quả... Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn một số các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và đường để tránh mắc phải chứng thừa cân hoặc chứng tiểu đường thai nghén khi trong ngày cuối cùng của thai kỳ.
Các mẹ bầu nên uống nước lọc hằng ngày, đây vẫn là một biện pháp dinh dưỡng tối ưu và tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Bổ sung nước cho cơ thể đầy đủ hàng ngày không chỉ giúp mẹ bầu cảm thấy cơ thể thoải mái, trở nên nhẹ nhàng hơn mà còn giúp mẹ có thể tránh bị mất nước trong những ngày chuyển dạ.
4. Hình ảnh sinh động từ khi tinh trùng gặp trứng đến tuổi thai 40 tuần
Theo nguồn website yêu trẻ chia sẻ, Lily & WeCare xin tổng hợp bộ ảnh "tả thực" về thai nhi trong bụng mẹ dưới đây.
Quá trình phân bào diễn ra nhanh chóng sau khi trứng gặp được tinh trùng. Tuần 3: Trứng thụ tinh làm tổ và hình thành phôi thai sau một tuần di chuyển đến tử cung. Tuần 4: Phôi thai hình thành nhỏ như đầu kim. Tuần 5: Hình thành các tế bào thần kinh Tuần 6: Trái tim nhỏ bé của bé đang đập cùng sự hình thành bước đầu của những cơ quan khác. Tuần 7: Bé đã bắt đầu hình thành các ngón tay, ngón chân. Tuần 8: Bé đã có tay chân rõ ràng và có thể gập khuỷu tay, khuỷu chân dễ dàng. Tuần 9: Bé đã có mí mắt Tuần 10: Bé bắt đầu thích thú chơi trò nắm mở bàn tay. Tuần 11: Em bé trong bụng đã bắt đầu đá chân và tỏ ra thích thú với điều này. Tuần 12: Hình thành những khớp thần kinh trong não của bé. Tuần 13: Dấu vân tay của bé bắt đầu xuất hiện. Tuần 14: Bé bắt đầu biết nheo mắt hoặc biểu thị cảm xúc bằng cách nhăn mặt. Tuần 15: Đây là lúc thích hợp để nhận biết giới tính thai nhi. Tuần 16: Hệ tim mạch của bé bắt đầu hoàn chỉnh hơn và nhịp tim do đó cũng tăng lên. Tuần 17: Nhu cầu canxi tăng cao để đáp ứng cho sự phát triển của hệ xương. Tuần 18: Tai của trẻ đã bắt đầu có hình dáng rõ rệt. Tuần 19: Bé đã nghe rõ những gì bạn nói bên ngoài. Tuần 20: Lúc này, bé có thể nuốt được nước ối và nếm mùi vị thức ăn mẹ đưa vào. Tuần 21: Bé đã hình thành hàng lông mày. Tuần 22: Đây là lúc trẻ bắt đầu tăng tốc phát triển nên cần nhiều dưỡng chất từ mẹ. Tuần 23: Bé cảm nhận những chuyển động của mẹ. Tuần 24: Bé có thể nếm và cảm nhận mùi vị rõ ràng. Tuần 25: Bé bắt đầu mọc tóc và có màu sắc tóc rõ ràng theo yếu tố di truyền. Tuần 26: Mô mỡ dưới da của bé bắt đầu hình thành. Tuần 27: Xúc cảm của mẹ ra sao bé có thể cảm nhận được nhờ sự phát triển của hệ thần kinh. Tuần 28: Chuyện mở mắt và chớp mắt đã trở nên thành thục. Tuần 29: Thần kinh của trẻ phát triển nhanh với sự hình thành của hàng tỷ tế bào. Tuần 30: Bé có thể nhìn thấy ánh sáng xuyên qua thành bụng của mẹ. Tuần 31: Bé trong bụng mẹ đã có thể quay trở đầu từ bên này sang bên kia. Tuần 32: Bé đã bắt đầu có móng tay. Tuần 33: Lúc này mô mỡ đã phát triển, da bé không còn nhăn nheo như trước. Tuần 34: Phổi của bé đã bắt đầu khỏe mạnh hơn để có thể đảm nhiệm vai trò sắp đến. Tuần 35: Trông bé đã lớn hẳn, mọi sự phát triển đã chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời. Tuần 36: Lúc này bé sẽ tăng tốc phát triển bằng sự tăng vượt trọng lượng. Tuần 37: Bé đã sẵn sàng để chào đời. Tuần 38: Lúc này bé đã đạt cân nặng gần bằng với thời điểm chào đời. Tuần 39: Ngôi thai đã định hình ngay ngắn và chờ đợi ngày chào đời. Tuần 40: Bé đã sẵn sàng để được khai hoa nở nhụy và nắm lấy những ngón tay của mẹ.
5. Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Bà bầu ăn trứng ngỗng vào lúc nào và ăn bao nhiêu là đủ?
Mẹ bầu 3 tháng đầu và những thứ không nên ăn để tránh dị tật thai nhi
Ăn lươn tốt cho bà bầu nếu chế biến đúng cách
Bà bầu khi uống nước mía cần lưu ý những gì?
Bà bầu có nên ăn đồ muối chua như dưa cà không?
Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Các chỉ số thai nhi 37 tuần tuổi và những điều mẹ nên biết
- Vì sao thai nhi nhỏ hơn tuổi thai 2 tuần?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!