Đau vai gáy là một trong những căn bệnh cột sống cổ phổ biến hàng đầu hiện nay gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc. Đau vai gáy xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nhiều trường hợp xuất phát từ việc hoạt động mạnh dẫn đến đau vai gáy. Tình trạng đau vai gáy khi hoạt động mạnh xảy ra khá phổ biến nên có nhiều người không quan tâm. Tuy nhiên khi gặp tình trạng này chúng ta nên có những lưu ý để giảm thiểu tình trạng, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân đau mỏi vai gáy
Nguyên nhân cơ học
- Sinh hoạt sai tư thế như nằm ngủ gối đầu cao, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp.... sẽ ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ. Khi cơ không được cung cấp đủ lượng máu cần thiết thì vùng cổ, vai, gáy dễ bị đau nhức và cứng.
- Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ mạch, thần kinh điều khiển việc cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy.
- Làm việc quá sức hoặc tư thế hoạt động khiến cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ.
- Rối loạn chức năng thần kinh: các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo dãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
- Các bệnh lý xương khớp: đau vai gáycó thể là dấu hiệu của các tổn thương xương khớp như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, dính khớp bả vai...Nếu không điều trị, lâu dần người bệnh có thể bị mất chức năng hoạt động.
Chúng ta có thể thấy rằng, đau mỏi vai gáy có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nguyên nhân cơ học hoạt động mạnh gây tình trạng đau mỏi vai gáy. Khi hoạt động mạnh, các cơ bị kéo căng quá lâu gây mất cân bằng vi chất trong cơ và xuất hiện hiện tượng đau mỏi vai gáy. Người thường xuyên phải làm việc nặng hoặc khi chúng ta đột ngột hoạt động mạnh sẽ xuất hiện tình trạng này.
Hoạt động mạnh bị đau vai gáy phải làm thế nào ?
- Xoa bóp: Đây là biện pháp đầu tiên được áp dụng đối với gần như tất cả các trường hợp có biểu hiện đau mỏi vai gáy trong đó cóđau vai gáy do hoạt động mạnh. Một trong những nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ tình trạng lưu thông máu kém đến các cơ,... do đó, người bệnh có thể dùng hai bàn tay xoa bóp các khu vực bị đau như gõ, vuốt nhiều lần vùng cổ, vai, gáy,... giúp giảm đau.
Tuy nhiên, đối với các cơn đau trong giai đoạn cấp tính thì không nên tiến hành xoa bóp bấm huyệt hoặc vận động nhiều. Một số trường người bệnh cần được điều trị bằng phẫu thuật đối với các bệnh như: thoát vị đĩa đệm, vẹo cột sống, trượt đốt sống,...
- Dùng thuốc giảm đau: Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị hội chứngđau vai gáy thường là các thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ và các vitamin nhóm B. Bác sĩ sẽ xem xét kê đơn dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị hiệu quả nhất. Các loại thuốc giảm đau thường được chỉ định gồm: paracetamol, aspirin,diclofenac, ibuprofen,...
Lưu ý khi có ý định dùng thuốc giảm đau, người bệnh cần nhận tư vấn từ bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm.
- Dùng miếng dán khi hoạt động mạnh bị đau vai gáy: Các miếng dán như salonpas có chứa chất kháng viêm dạng thấm qua da methyl salicylat. Khi dán lên các vùng bị đau, các chất kháng viêm này thẩm thấu qua da, giảm viêm và cũng có tác dụng giảm đau.
- Châm cứu khi hoạt động mạnh bị đau vai gáy: Đây là liệu pháp điều trị thường được chỉ định khi bệnh ở thể nặng hơn thông thường. Châm cứu là động tác tác động trực tiếp vào các huyệt, điều hòa lại hoạt động của các dây thần kinh, tạo hiệu ứng lan tỏa và giảm sự co thắt của các cơ, giúp giảm đau.
- Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động phù hợp: Người bị đau vai gáynên tránh các trạng thái căng thẳng đầu óc và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với các bài tập có cường độ phù hợp như thực hiện các động tác dưỡng sinh, kéo giãn cơ thể, ưỡn cổ, xoay tròn đầu và cổ, nghiên ngửa đầu về trước, ra sau, nghiêng trái – phải, cử động cổ lên – xuống...
- Vận động, nghỉ ngơi đúng tư thế: Người bị đau mỏi vai gáy chỉ nên gối đầu cao khoảng 10 cm khi ngủ. Khi đọc sách hay xem tivi không nên nằm gối đầu cao, làm sai tư thế của cột sống cổ, gây đau. Nên ngồi tực lưng vào đệm, đầu dựa vào thành ghế,...
- Không bẻ, lắc cổ: Khi các cơn đau mỏi mới xuất hiện, người bệnh nên hạn chế quay đầu và nên vận động xoay cổ, xoay đầu nhẹ nhàng, được chừng nào tốt chừng đó, không nên cố làm tăng biên độ vận động.
Nhiều người có thói quen lắc cổ, bẻ cổ kêu răng rắc để giảm cơn tê mỏi, song thực tế, hành động này lại gây tác dụng hoàn toàn trái ngược. Triệu chứng mỏi cổ thường do đĩa đệm đã bị thoái hóa gây ra, nên khi vặn hoặc bẻ cổ sẽ kích thích đĩa đệm thoát vị ra ngoài, làm bệnh càng thêm trầm trọng. Do vậy, người bệnh không nên mang vác vật nặng hay nghiêng cổ thường xuyên về bên bị đau hay là nhìn về một hướng quá lâu bởi đó là những tư thế không có lợi cho các cơn đau, tê mỏi cổ.
- Những lưu ý khác: Người bị đau vai gáy nên hạn chế vận động trong một khoảng thời gian ngắn, lưu ý nghỉ ngơi và đặc biệt nên bổ sung cho cơ thể một số khoáng chất như canxi, kali và các vitamin B, C E,... ngoài ra, các loại thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ và các vitamin nhóm B cũng được khuyên dùng.
Trên đây là những gợi ý khi bạn hoặc người thân mắc bệnh đau vai gáy khi hoạt động mạnh. Hiện tượng đau vai gáy do hoạt động mạnh tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu như không có biện pháp xử lý kịp thời và lưu ý thì rất dễ mắc phải nhiều lần và gây biến chứng nguy hiểm. Hãy luôn chú ý và giũ gìn sức khỏe bạn nhé!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!