Bệnh sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

Kiến Thức Y Học - 05/15/2024

Theo những quan niệm dân gian từ xa xưa, khi bị sốt phát ban người bệnh cần phải được kiêng tránh rất nhiều thứ như kiêng ra gió, kiêng tắm nước và kiêng ăn uống một số loại thực phẩm. Một số ý kiến cho rằng việc kiêng khem như vậy là chưa đúng và có thể khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Vậy thì khi bị sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì là đúng và kiêng gì cho nhanh khỏi? Bài viết dưới đây, Lily & WeCare sẽ giải đáp những thắc mắc đó của các vị phụ huynh.

Theo những quan niệm dân gian từ xa xưa, khi bị sốt phát ban người bệnh cần phải được kiêng tránh rất nhiều thứ như kiêng ra gió, kiêng tắm nước và kiêng ăn uống một số loại thực phẩm. Một số ý kiến cho rằng việc kiêng khem như vậy là chưa đúng và có thể khiến cho bệnh trở nên nặng hơn. Vậy thì khi bị sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì là đúng và kiêng gì cho nhanh khỏi? Bài viết dưới đây, Lily & WeCaresẽ giải đáp những thắc mắc đó của các vị phụ huynh.

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

1. Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là một loại bệnh có tên khoa học là Roseola, bệnh do siêu vi trùng Rubella gây ra. Thời gian ủ bệnh của người bệnh từ lúc tiếp xúc với siêu vi trùng Rubella cho đến khi phát bệnh là trong khoảng từ 1 đến 2 tuần.

Thông thường, bệnh sốt phát ban thường gặp ở trẻ em nhất là những trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 đến 36 tháng tuổi, do trẻ khi ở trong giai đoạn này thường có sức đề kháng kém, lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền sang cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ lại chưa được hoàn thiện.

Sốt phát ban là một căn bệnh rất dễ lây, nhất là khi ở trong môi trường có tính tập thể như trường học, nhà trẻ. Bệnh sốt phát ban là căn bệnh rất thông thường, có trẻ bị rất nhẹ, nhưng cũng có trẻ thì lại bị nặng hơn với đầy đủ các triệu chứng, đôi khi trẻ còn bị co giật nếu cơn sốt quá cao.

Đặc điểm của sốt phát ban là xuất hiện những vết nổi trên toàn thân vì vậy mà bệnh thường dễ bị nhầm lẫn nhiều nhất với bệnh sởi.

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

2. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ em

Bệnh sốt phát ban thường do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chủ yếu là do siêu vi Rubella gây ra. Trẻ khi sống trong các môi trường tập thể như mẫu giáo thường rất dễ bị lây nhiễm các bệnh qua đường hô hấp và nước bọt. Hơn thế nữa, bệnh sốt phát ban lại là loại bệnh rất dễ lây nhiễm, nếu trong môi trường sống của trẻ có người bị nhiễm bệnh sốt phát ban thì chỉ cần ho, hắt hơi là những người xung quanh sẽ bị lây nhiễm do hít phải vi khuẩn của người bệnh. Trẻ em lại có sức đề kháng và hệ miễn dịch lại chưa hoàn thiện nên rất dễ bị vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể, do kháng thể không đủ mạnh để có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn nên bệnh sốt phát ban được hình thành.

Bệnh sốt phát ban nếu bị nhẹ thì ban đầu lại không có triệu chứng xuất hiện ban đỏ mà chỉ bị sốt nên cha mẹ thường chủ quan không để ý đến trẻ càng khiến cho việc phòng tránh bệnh gặp khó khăn.

3. Triệu chứng sốt phát ban ở trẻ em

Sốt

Bệnh sốt phát ban thường có cơn sốt cao bất thình lình từ 39 đến 40 độ C, nếu chỉ bị nhẹ thì trẻ sốt từ 38 đến 39 độ C. Khi trẻ bị sốt có thể kèm theo dấu hiệu đau cổ họng nhẹ hoặc hắt hơi sổ mũi, nổi hạch ở cổ. Cơn sốt sẽ thường kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Xuất hiện ban đỏ

Sau khi trẻ hết sốt sẽ xuất hiện những nốt ban đỏ, cũng có trường hợp trẻ không bị. Những nốt ban đỏ này thường nổi thành những điểm tập trung hay những mảng nhỏ mầu hồng. Các nốt ban thường nổi lên ở phần ngực, sau lưng, hoặc bụng và sau đó sẽ lan tới cổ và cánh tay, cũng có thể nốt ban sẽ lan tới chân và mặt, các nốt ban đỏ thường mịn và ít gồ ghề. Những nốt ban đỏ thường không gây ngứa hay làm khó chịu và có thể xuất hiện kéo dài vài giờ tới vài ngày.

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

Các triệu chứng khác

Trẻ thường quấy khóc, bị mệt mỏi, khó chịu, bị tiêu chảy nhẹ, biếng ăn, mí mắt bị sưng.

4. Sốt phát ban ở trẻ em kiêng gì?

Trứng

Thông thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi cơ thể bị ốm thì tốt nhân không nên ăn nhiều trứng. Bởi trong trứng có chứa rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn cho cơ thể. Khi trẻ bị sốt phát ban nếu ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên khiến bệnh không phát tán ra ngoài được, do vậy nếu bị sốt càng cao thì bệnh sẽ rất lâu khỏi.

Thức ăn có nhiều tiêu, tỏi, ớt

Các loại gia vị cay, hoặc đồ ăn cay sẽ làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng chính là lý do mà những người đang bị sốt phát ban nên hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng.

Thực phẩm khó tiêu

Khi bị sốt phát ban, bộ máy tiêu hóa của cơ thể sẽ không khỏe như bình thường. Trong khi đó các loại thịt có màu đỏ, cá, tôm, cua, các loại thịt khác có chứa hàm lượng cholesterol cao sẽ gây khó tiêu cho người bệnh.

Uống nước đá lạnh

Nước lạnh hoặc nước đá chính là điều mà các bậc cha mẹ cần cân nhắc. Bởi nếu cho trẻ uống quá nhiều nước lạnh thì nhiệt độ cơ thể trẻ không giảm mà còn có thể tăng cao hơn, gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

Các loại nước nhiều đường

Trẻ nhỏ thường rất thích uống các loại nước ngọt co ga, đường hoặc mật ong. Tuy nhiên, cha mẹ có biết khi lượng đường được hấp thu vào cơ thể trẻ quá nhiều sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn trở nên chậm chạp hơn, làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ.

Thận trọng khi tắm

Khi bị sốt phát ban cơ thể trẻ còn đang yếu vì vậy việc tắm rửa phải hết sức thận trọng nếu không thì có thể sẽ khiến cho trẻ bị cảm hoặc chuyển biến sang một loại bệnh khác nguy hiểm hơn.

Không tắm suồng xã, tắm bằng nước lạnh cho trẻ. Nên tắm bằng nước ấm, có thể thêm vài hạt muối vào nước tắm. Sau khi tắm xong, dùng khăn sạch lau khô người trẻ trước khi mặc quần áo.

5. Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban

Việc đầu tiên cha mẹ cần phải làm là phải hạ sốt cho trẻ, nếu trường hợp trẻ sốt cao có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt như paracetamol loại đơn chất, kết hợp lau cơ thể trẻ bằng nước ấm để giúp trẻ hạ sốt.

Nếu trẻ bị ho và ngạt mũi thì cha mẹ phải làm giảm cơn ho bằng cách sử dụng các bài thuốc điều trị từ thiên nhiên như mật ong hấp cùng với quất/chanh và đường phèn, cha mẹ cũng có thể làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm.

Tăng cường bổ sung các loại vitamin vào bữa ăn của trẻ hàng ngày, nên chọn các loại thức ăn lỏng, mềm dễ tiêu hóa và bổ sung đủ các chất dinh dưỡng và nước cho cơ thể trẻ.

Trẻ khi bị sốt phát ban sẽ dẫn đến cơ thể thiếu nước vì vậy cần phải cho trẻ uống nhiều nước hơn so với bình thường, nên cho trẻ uống những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng của trẻ.

Bệnh sốt phát ban ở trẻ em cần kiêng gì?

Cha mẹ cần phải giữ vệ sinh cho trẻ sạch và khô thoáng. Phải tắm cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm. Không nên quan niệm rằngsốt phát ban ở trẻ em phải kiêng nước, kiêng gió vì nếu không tắm rửa vệ sinh trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm trùng da, bị viêm phổi. Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý không được để cho trẻ tắm nước lạnh, để quạt thốc vào người trẻ vì sẽ rất dễ bị cảm lạnh và làm cho bệnh nặng hơn.

Nếu trẻ có dấu hiệu bệnh nặng hơn như không dứt cơn sốt, sốt co giật, thở nhanh, khó thở, mê man thì cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời tránh để cho bệnh diễn biến phức tạp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!