Thông thường thì rất nhiều người đi làm xét nghiệm mua, nước tiểu nhưng lại không được bác sĩ nói rõ về các chỉ số có trong máu, nước tiểu. Vậy, làm sao để đọc được kết quả xét nghiệm như bác sĩ. Dưới đây Lily & WeCare sẽ cung cấp cho các bạn cách đọc kết quả xét nghiệm như bác sĩ.
Cách đọc xét nghiệm sinh hóa máu
Nhóm Mỡ Máu
Bao gồm CHOLESTEROL, TRYGLYCERID, HDL-CHOLES, LDL-CHLES
Giới hạn bình thường của các yếu tố nhóm này như sau:
Giới hạn bình thường từ 3,4-5,4 mmol/l với CHOLESTEROL.
Giới hạn bình thường từ 0,4-2,3 mmol/l với TRYGLYCERID.
Giới hạn bình thường từ 0,9-2,1 mmol/l với HDL-Choles.
Giới hạn bình thường từ 0,0-2,9 mmol/l với LDL-Choles.
GLU (Glucose)
Đường trong máu. Giới hạn bình thường từ 4,1-6,1 mnol/l. Nếu vượt quá giới hạn cho phép thì tăng hoặc giảm đường máu. Tăng trên giới hạn là người có nguy cơ cao về mắc bệnh tiểu đường.
GGT
Gama globutamin, là một yếu tố miễn dịch cho tế bào gan. Thông thường thì khi chức năng gan tốt, GGT sẽ có rất thấp ở trong máu (Từ 0-53 U/L). Khi tế bào gan phải làm việc quá mức, khả năng thải độc của gan bị kém đi thì GGT sẽ tăng lên -> Giảm sức đề kháng, miễn dịch của tế bào gan kém đi. Dễ dẫn tới suy tế bào gan. Tuy nhiên thì đối với những người có nhiễm SVB trong máu mà GGT, SGOT & SGPT cùng tăng thì cần thiết phải dùng thuốc bổ trợ tế bào gan và tuyệt đối không uống rượu bia nếu không thì nguy cơ dẫn đến VGSVB là rất lớn.
SGOT & SGPT (Nhóm men gan)
Giới hạn bình thường từ 9,0-48,0 với SGOT và 5,0-49,0 với SGPT. Chức năng thải độc của gan sẽ suy giảm nếu vượt quá giới hạn này. Nên hạn chế ăn các chất thức ăn, nước uống làm cho gan khó hấp thu và ảnh hưởng tới chức năng gan như: Các chất mỡ béo động vật và rượu bia và các nước uống có gas.
BUN (Blood Urea Nitrogen)
Cách tính: BUN = ure (mg) x 28/60; đổi đơn vị: mmol/l x 6 = mg/dl.
Tăng trong: bệnh thận, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng, tắc nghẽn đường tiểu...
Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng, suy kiệt..
BUN (là nitơ của ure trong máu)
Giới hạn bình thường 4,6 - 23,3 mg/dl. -> Bun = mmol/l x 6 x 28/60 = mmol/l x 2,8 (mg/dl).
Tăng trong: suy thận, suy tim, ăn nhiều đạm, sốt, nhiễm trùng..
Giảm trong: ăn ít đạm, bệnh gan nặng..
URE (Ure máu)
Là sản phẩm thoái hóa quan trọng nhất của protein được thải qua thận.
Giới hạn bình thường: 2.5 - 7.5 mmol/l.
URIC (Acid Uric = urat)
Là sản phẩm chuyển hóa của base purin (Adenin, Guanin) của ADN & ARN, thải chủ yếu qua nước tiểu.
Giới hạn bình thường: nam 180 - 420, nữ 150 - 360 (đơn vị: umol/l).
- Tăng trong:
- Nguyên phát: do sản xuất tăng, do bài xuất giảm (tự phát) -> liên quan các men: bệnh Lesh Nyhan, Von Gierke..
- Thứ phát: do sản xuất tăng (u tủy, bệnh vảy nến..), do bài xuất giảm (suy thận, dùng thuốc, xơ vữa động mạch..).
- Bệnh Gout (thống phong): tăng acid uric/ máu có thể kèm nốt tophi ở khớp & sỏi urat ở thận.
- Giảm trong:Bệnh Wilson, thương tổn tế bào gan..
CRE (Creatinin)
Chỉ số CRE này là sản phẩm giúp đào thải của thoái hóa creatin phosphat ở cơ, lượng tạo thành phụ thuộc khối lượng cơ, được lọc qua cầu thận & thải ra nước tiểu; cũng là thành phần đạm ổn định nhất không phụ thuộc vào chế độ ăn -> có giá trị xác định chức năng cầu thận.
Giới hạn bình thường: nam 62 - 120, nữ 53 - 100 (đơn vị: umol/l).
Tăng trong:Bệnh thận, suy tim, tiểu đường, tăng huyết áp vô căn, NMCT cấp...
Giảm trong: Có thai, sản giật...
Cách đọc kết quả xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm này cho ta thông tin không chỉ về hoạt động của thận, mà qua đó gián tiếp ta còn biết về hoạt động của các bộ phận khác (ví dụ gan và tụy). Nó cũng cho ta biết trong hệ thống bài tiết nước tiểu có viêm nhiễm không.
Thành phần nước tiểu bao gồm
Nước: 96%
Các hợp chất ure do kết quả quá trình trao đổi chất: 2,5%
Muối khoáng và các chất vi lượng (làm nước tiểu có màu và mùi): 1,5%
Xét nghiệm nước tiểu biết bệnh gì?
- Đường (cukier, glukoza): có đường trong nước tiểu có thể nghi mắc bệnh tiểu đường.
- Đạm (białka, protein): nếu có có thể do bị bệnh thận, sốt cao, hệ bài tiết làm việc không chuẩn hay có sự viêm nhiễm (chú ý: sau lao động chân tay nặng, khi thời tiết thay đổi đột ngột hay khi có mang ở các tháng cuối cũng có thể có chất đạm trong nước tiểu).
- Xeton (ciał ketonowe, aceton): đó là các sản phẩm của quá trình chuyển hóa axit amin và axit béo. Khi có trong nước tiểu có thể do điều trị bệnh tiểu đường chưa hợp lý, cũng có thể do bị sốt cao, lao lực hay ăn kiêng nhiều quá (tự bỏ đói mình).
- Bilirubina – đây là chất làm mật có màu nâu vàng do hemoglobin phân hóa sinh ra. Khi có trong nước tiểu ta có thể mắc bệnh hoàng đản ngoài gan (żółtaczka mechaniczna, khi bị sỏi mật) hay bị xơ gan.
- Màng tế bào (nabłonki): đơn lẻ. Nếu nhiều quá có thể do viêm nhiễm đường bài tiết nước tiểu.
- Bạch cầu (leukocyty): 1-5 trong tầm quan sát, nếu số này nhiều hơn 10 thì trong cơ thể có tình trạng viêm.
- Hồng cầu (erytrocyty): đơn lẻ: từ 1-2 trong vùng quan sát. Sau khi làm việc chân tay nặng nhọc, hoặc trong khi dùng loại thuốc điều trị bệnh gây giảm độ đông máu thì con số này có thể cao hơn. Cũng có thể nghi vấn có bệnh nặng hơn như sỏi thận, ung thư hay viêm thận.
- Tế bào hình trụ (waleczki): đơn lẻ (loại này tạo thành từ các phần tử protein trong các ống trong thận). Khi số này lớn có thể thận bị bệnh hoặc trong trường hợp người bị sốt sau khi làm lao động quá sức.
- Tinh thể khoáng chất (składniki mineralne): chủ yếu là canxi, nếu nhiều quá thì có thể chớm bị sỏi thận.
- Urobilinogen – chất hình thành trong ruột từ bilirubina do gan tạo ra tác dụng với dịch mật. Lượng chất này trong nước tiểu không được vượt quá mức 0,5-4mg (0,85-6,76 μmol). Khi lượng này nhiều quá có thể nghi bị viêm gan hay xơ gan.
- Vi khuẩn (bakterie) – sự có mặt của chúng dù nhiều cũng chưa chắc chứng tỏ viêm hệ bài tiết nước tiểu. Để khẳng định có viêm nhiễm, cần làm thêm xét nghiệm nuôi cấy vi khuẩn nước tiểu (posiew moczu).
Màu sắc nước tiểu nói lên điều gì?
Màu sắc (barwa):
Từ màu rơm nhạt đến màu vàng xẫm (nếu bạn uống nước càng nhiều thì màu nước tiểu càng nhạt). Nhiều loại thuốc và thực phẩm làm nước tiểu đổi màu, ví dụ sau khi uống vitamin C và B nước tiểu có màu vàng xẫm, ăn củ cải đỏ thì nước tiểu có màu hồng..Nếu bạn không ăn các thứ đó mà nước tiểu màu đỏ thì có thể bạn bị chảy máu trong và cần đi khám ngay. Nước tiểu màu nâu chứng tỏ sự có mặt của chất bilirubin và có thể nghi có bệnh hoàng đản (żołtaczka).
Độ trong (przejrzystosc):
Nước tiểu phải trong. Nếu nó đục có thể trong đó có mủ (bạch cầu), vi khuẩn, nấm, tinh thể các hợp chất hóa học, nhiễm ký sinh.
Độ pH (odczyn):
Giá trị trung bình là 6. Khi pH cao có thể có nhiễm khuẩn phân hủy amoniac trong đường bài tiết của nước tiểu. Chú ý là những người ăn chay có độ pH cao hơn bình thường.
Trọng lượng riêng (ciezar własciwy): 1,002-1,030 g/cm3 hoặc 1002-1030g/l.
Giá trị thấp hơn có thể do nước giải loãng quá (do uống nhiều nước) hay thận có bệnh. Giá trị cao hơn chứng tỏ trong nước tiểu có mặt các thành phần không bình thường (đường, đạm), nhưng cũng có thể do đi ngoài lỏng hay bị nôn (do cơ thể mất nước nên nước tiểu đặc lại)
Với những thông tin này bạn có thể đọc được kết quả xét nghiệm cho người thân cũng như mình biết được bệnh tình của mình.
Địa chỉ xét nghiệm uy tín minh bạch
Dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander
Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.
11 địa chỉ tầm soát ung thư uy tín tại Hà Nội
5 xét nghiệm bắt buộc mẹ mang song thai phải làm
Những xét nghiệm phụ nữ nên làm khi ở độ tuổi 30
Phụ nữ cần làm các xét nghiệm gì trước khi phá thai?
Bệnh nhân bị nhiễm HIV có thể có con được không?
Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quáttại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
- Giágói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Xét nghiệm máu kết quả dương tính có nguy hiểm không?
- Kết quả xét nghiệm máu Rh+ có nghĩa là gì?
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!