Hội chứng tăng Urê máu và cách điều trị tăng Urê máu

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Một trong những vai trò của thận là lọc, thải hết các chất sản sinh do các quá trình tổng hợp trong cơ thể. Khi nhiệm vụ này bị rối loạn, một số chất sẽ ứ lại trong máu và nhất là Urê máu mà trong lâm sàng thường biểu hiện dưới hình thái “Hội chứng Urê máu cao”. Vậy cách điều trị hội chứng tăng Urê máu là gì?

Một trong những vai trò của thận là lọc, thải hết các chất sản sinh do các quá trình tổng hợp trong cơ thể. Khi nhiệm vụ này bị rối loạn, một số chất sẽ ứ lại trong máu và nhất là Urê máu mà trong lâm sàng thường biểu hiện dưới hình thái “Hội chứng Urê máu cao”. Vậy cách điều trị hội chứng tăng Urê máu là gì?

Bình thường lượng Urê máu khoảng từ 0,2 - 0,4 g/l. Urê máu được tổng hợp ở gan từ nguồn Nitơ trong huyết tương (do nguồn Protid được cung cấp qua thức ăn, uống, truyền..) và do sự hủy hoại tổ chức trong cơ thể.

Các triệu chứng lâm sàng của tăng Urê máu

Các triệu chứng lâm sàng của tăng Urê máu không nhất thiết đi đôi với tỷ tăng Urê máu, có trường hợp Urê máu trên 1 g/l mà không có triệu chứng lâm sàng, ngược lại có khi Urê máu chưa tới 1 g/l đã có triệu chứng lâm sàng.

Dấu chứng thần kinh

- Nhẹ: Người bệnh thấy mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, trước mặt thấy có dấu ruồi bay, mất ngủ.

- Vừa: Người bệnh lơ mơ, nói mê, vật vã.

- Nặng: Thường đi vào hôn mê, co giật do phù não, đồng tử co lại, phản ứng ánh sáng kém. Khám không thấy dấu thần kinh khu trú, không có hội chứng màng não.

Dấu chứng tiêu hóa

- Nhẹ: Ăn mất ngon, đầy bụng, chướng hơi.

- Nặng hơn: Buồn nôn, ỉa chảy, lưỡi đen, niêm mạc miệng và họng bị loét, có những màng giả màu xám.

Hội chứng tăng Urê máu và cách điều trị tăng Urê máu

Dấu chứng hô hấp

Hơi thở có mùi Amoniac, rối loạn nhịp thở kiểu CheyneStokes hoặc Kussmaull. Khi hôn mê thì thở chậm và yếu. Khám phổi có thể nghe tiếng cọ màng phổi do Nitơ thoát qua mạch máu vào màng phổi gây nên.

Dấu chứng tim mạch

Mạch nhanh, nhỏ, tăng huyết áp. Nếu ở giai đoạn cuối của suy thận có thể gây trụy mạch. Khi khám có thể có tiếng cọ màng ngoài tim do Nitơ thoát qua màng ngoài tim.

Dấu chứng về huyết học

Đặc tính của Nitơ là rất dễ thấm vào các mô và gây chảy máu, và khi Nitơ thoát ra ngoài mạch máu vào các tổ chức, kéo theo cả hồng cầu, huyết tương cùng ra: ở võng mạc gây viêm võng mạc và chảy máu võng mạc, chảy máu dưới da và niêm mạc, chảy máu tiêu hóa có thể gây nôn hay đi cầu ra máu. Chảy máu màng não, phổi, tim.

Thiếu máu rất thường gặp ở bệnh nhân tăng ure máu, nặng nhe tùy theo giai đoạn, suy thận càng nặng, thiếu máu càng nặng. Đây là một dấu chứng quan trọng để chẩn đoán phân biệt giữa tăng urê máu cấp và mạn tính. Thiếu maú đa số là nhược sắc hoặc bình sắc, hình thể kích thước hồng cầu bình thường, có khi có hồng cầu to nhỏ không đều. Thiếu máu là khó hồi phục do thận không sản xuất đủ erythropoietin yếu tố cần để biệt hóa tiền hồng cầu.

Thân nhiệt

Thường thân nhiệt giảm. Các triệu chứng thường xảy ra sớm ở hội chứng tăng Urê máu là triệu chứng tiêu hóa và thần kinh.Các triệu chứng khác thường xuất hiện chậm, đôi khi không có. Triệu chứng tăng Urê máu rõ ràng trên lâm sàng thường gặp trong bệnh cảnh cấp, trong trường hợp mãn tính tăng Urê máu vừa phải thường ít triệu chứng do người bệnh thích nghi, còn nếu Urê máu cao nhiều có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng thường bệnh đã nặng và ở giai đoạn cuối của suy thận.

Nguyên nhân tăng Urê máu

Nguyên nhận tại thận

- Cấp tính:

+Viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn hay không do nhiễm khuẩn.

  • Viêm ống thận cấp do nhiễm độc.
  • Sốt vàng da chảy máu do Leptospira gây hội chứng gan thận cấp.

- Mãn tính:

  • Viêm cầu thận mạn.
  • Ứ nước bể thận do sỏi lao.
  • Thận đa nang.
  • Viêm thận bể thận mạn.
  • Xơ cứng tiểu động mạch thận.

Nguyên nhân ngoài thận

- Do ăn uống quá nhiều protit.

- Do mất nước và muối: do nôn, ỉa chảy

Hội chứng tăng Urê máu và cách điều trị tăng Urê máu

Cách điều trị hội chứng tăng Urê máu

Để giảm Urêmáu rất khó khăn khi bệnh nhân bị bệnh thận mãn tính. Giảm Urê máu trong trường hợp này phải áp dụng một liệu pháp tiêm truyền tĩnh mạch dưới sự kiểm soát của thuốc lợi tiểu.

Để hạn chế việc tăngUrê máu, bạn cần có một chế độ ăn phù hợp, không ăn quá nhiều protein cũng không ăn quá ít protein, không sử dụng các loại thuốc tăng Urê trong máu. Khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, nên đến các bệnh viện để tiến hàng các xét nghiệm cần thiết.

Urê là sản phẩm quan trọng nhất của chuyển hóa Ni-tơ, có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình chuyển hóa protein, được tổng hợp tại gan và được đào thải qua thận và đường tiêu hóa.Urê máu cao sẽ gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, bạn nên đi xét nghiệm ure máu để phát hiện sớm những trường hợp ure máu tăng, giúp ngăn ngừa biến chứng của thận và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Địa chỉ xét nghiệm uy tín minh bạch

Dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Hội chứng tăng Urê máu và cách điều trị tăng Urê máu

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quáttại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

  • Giágói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Ure máu là gì và những điều cần biết về ure máu?
  • Chỉ số lym trong xét nghiệm máu là gì?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!