Kiến lửa đốt không nguy hiểm nhưng coi chừng biến chứng và nguy cơ để lại sẹo xấu
Vào những ngày thời tiết mùa hè ẩm ướt như hiện nay, những loại côn trùng gây bệnh lại được dịp phát triển. Kiến lửa cũng không ngoại trừ. Kiến lửa có rất nhiều ở nước ta, vết đốt của kiến lửa bình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng.
Vết đốt của kiến lửa bình thường không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cảm giác nhói buốt dai dẳng thật sự là một điều rất kinh khủng.
Theo BS Vũ Văn Khang (chuyên Da liễu, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phong, Hà Nam), nọc của một số loài kiến lửa có thể gây ra những triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, thở gấp hay sốc... phụ thuộc vào hệ miễn dịch của người bị đốt. Nếu vết cắn bị rộp thì không được chọc vỡ mà phải lấy miếng gạc đặt nhẹ lên vì nếu vết rộp vỡ có thể dẫn tới nhiễm trùng. Do đó, khi bị kiến lửa đốt nhất định không được chủ quan.
'Vết đốt của kiến lửa có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt với cơ địa người bị dị ứng. Khi vết đốt của kiến lửa tạo nên phản ứng dị ứng, nạn nhân có nguy cơ bị dị ứng toàn thân với hiện tượng nổi mề đay, phù nề môi, mắt, hầu họng, thanh quản, co thắt phế quản, nặng nhất là sốc phản vệ. Nếu không được sơ cứu kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng và điều này đã có ghi nhận trường hợp. Do đó khi sơ cứu cần hết sức cẩn trọng, tránh những biến chứng không mong muốn', chuyên gia khẳng định.
Vết đốt của kiến lửa có thể trở nên nghiêm trọng, đặc biệt với cơ địa người bị dị ứng.
Xử lý đúng cách khi bị kiến lửa đốt
Các trường hợp bị kiến lửa đốt hầu như đều do chúng ta vô tình giẫm lên hoặc ngồi lên tổ kiến lửa mà không hay biết, vô tình kích động chúng tấn công. Nếu thấy có cảm giác kiến cắn, đầu tiên bạn cần phải đứng dậy, rời khỏi khu vực đó càng nhanh càng tốt. Sau đó nhanh chóng giũ kiến ra khỏi người, nhanh chóng bắt từng con con một và ném xuống đất. Lưu ý, kiến lửa có hàm răng dưới có khả năng bám chặt nên việc giũ một phát có thể làm kiến vẫn chưa rơi khỏi cơ thể bạn. Nếu quần áo có nhiều kiến lửa bám, tốt nhất bạn nên cởi bỏ thay bộ khác ngay.
Sau đó, bạn có thể làm theo những bước sau để nhận biết và điều trị tình trạng kiến lửa cắn:
Các trường hợp bị kiến lửa đốt hầu như đều do chúng ta vô tình giẫm lên hoặc ngồi lên tổ kiến lửa mà không hay biết, vô tình kích động chúng tấn công.
-Quan sát triệu chứng kiến lửa đốt. Nếu xuất hiện sưng, đau và thêm những triệu chứng như nổi mề đay, ngứa ở vùng da khác ngoài chỗ kiến đốt, buồn nôn, tiêu chảy, cảm giác thắt ngực, khó thở, sưng họng, lưỡi và môi, chóng mặt, ngất… thì chứng tỏ bạn đã bị dị ứng do kiến lửa đốt.
- Tìm liệu pháp điều trị:Phản ứng dị ứng sẽ được điều trị bằng thuốc epinephrine, kháng histamine hoặc steroid tại bệnh viện để ổn định các triệu chứng.
Trong trường hợp bị kiến lửa đốt đơn thuần, bạn nhanh chóng thực hiện theo những bước sau:
- Nâng cao khu vực bị kiến lửa đốt. Điều này sẽ giúp giảm sưng hiệu quả.
- Rửa vết kiến lửa đốt bằng nước xà phòng thật nhẹ nhàng để loại bỏ bụi bẩn, đất cát.
- Chườm gạc mát lên vùng da tổn thương để giảm sưng, giảm tê vùng bị đốt.
- Uống thuốc kháng histamine hoặc bôi kem hydrocortisone.
Kiến lửa đốt có nguy cơ gây dị ứng như nổi mề đay.
- Khi xuất hiện những vết phồng rộp không được làm vỡ để tránh nhiễm trùng.Những vết phồng rộp thường xuất hiện sau 1 ngày bị kiến lửa đốt, tạo thành một mụn mủ nhỏ do hoại tử tổ chức, cần lưu ý không làm vỡ mụn mủ này để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Nếu chẳng may bị vỡ hay rửa sạch bằng nước xà phòng kháng khuẩn, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu xuất hiện mủ, nhiễm trùng, vùng da bị kiến lửa đốt chuyển màu hãy đến chuyên khoa da liễu ngay để được điều trị kịp thời.
Ngoài những cách xử lý trên, BS Khang lưu ý bạn có thể bôi kem đánh răng, lô hội lên khu vực bị kiến lửa đốt cũng làm dịu cơn đau hiệu quả. Để phòng tránh kiến lửa đốt hãy quan sát kỹ trước khi ngồi, đứng hoặc đặt túi, đồ dùng cá nhân… vào khu vực tổ kiến lửa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!