Ðiều trị tiêu chảy do dùng kháng sinh

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tiêu chảy do dùng kháng sinh biểu hiện ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng.

Sau khi dùng kháng sinh khoảng 10 ngày, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như sôi bụng, đau bụng, bụng trướng nhẹ, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng. Bệnh có thể diễn tiến nặng hơn khi có các triệu chứng như sốt cao, đau bụng nhiều, phân có máu hoặc nhầy mủ, tiêu chảy liên tục, buồn nôn, nôn mửa.

Ngoại trừ những trường hợp nhẹ, tiêu chảy sau dùng kháng sinh nếu kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả cho bệnh nhân như mất nước nặng, rối loạn điện giải (hạ kali máu), rối loạn thăng bằng kiềm toan. Một số trường hợp gây viêm loét, thủng ruột.

Ðiều trị tiêu chảy do dùng kháng sinh

Tiêu chảy do kháng sinh nếu kéo dài sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng (Ảnh minh họa: Internet)

Tiêu chảy kéo dài cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng phình đại tràng nhiễm độc (toxic megacolon). Nguyên nhân do liệt, dãn to đại tràng kèm theo viêm nhiễm, ứ đọng các chất độc trong đại tràng, thẩm lậu qua thành ruột vào máu gây nhiễm trùng nhiễm độc toàn cơ thể, đau bụng, sốt, thủng vỡ đại tràng.

Điều trị tiêu chảy do dùng kháng sinh trước hết phải dừng ngay loại kháng sinh có liên quan đến tiêu chảy. Bù đủ nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan là việc phải được tiến hành ngay. Cấy phân, cấy máu để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh.

Nếu có viêm đại tràng giả mạc, kháng sinh được lựa chọn là methronidazole hoặc vancomycin. Ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu. Trong giai đoạn này nên tránh ăn nhiều chất xơ và các chất lên men mạnh cũng như các gia vị gây kích thích đường tiêu hóa như ớt, hạt tiêu….

Sau khi khỏi bệnh, nên tránh dùng loại kháng sinh đã gây tiêu chảy trước đó. Khi dùng bất cứ một loại kháng sinh nào khác, nên cân nhắc kỹ theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!