Tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và cách điều trị

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Tiêu chảy là bệnh lý rất hay thường gặp vào mùa nóng, nhất đối với trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu phân lỏng, đi >3 lần/24h, riêng trẻ sơ sinh còn bú mẹ việc đi tiêu của trẻ có thể từ 5 đến 6 lần/ngày. Bệnh xảy ra ở mọi đứa trẻ ít nhất hay vài lần trong cuộc sống. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ dẫn đến tình trạng mất nước, thay đổi cân bằng nước, điện giải và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ? Cha mẹ cần điều trị với những biện pháp cụ thể nào?

Tiêu chảy là bệnh lý rất hay thường gặp vào mùa nóng, nhất đối với trẻ em. Trẻ bị tiêu chảy khi đi tiêu phân lỏng, đi >3 lần/24h, riêng trẻ sơ sinh còn bú mẹ việc đi tiêu của trẻ có thể từ 5 đến 6 lần/ngày. Bệnh xảy ra ở mọi đứa trẻ ít nhất hay vài lần trong cuộc sống. Tiêu chảy ở trẻ nhỏ dẫn đến tình trạng mất nước, thay đổi cân bằng nước, điện giải và bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻnhỏ? Cha mẹ cần điều trị với những biện pháp cụ thể nào?

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và cách điều trị

Tiêu chảy xảy ra cho mọi người, nhưng có lẽ đây là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Với những trẻ <3 tuổi trung bình mỗi năm có thể bị từ 1 đến 3 đợt tiêu chảy. Theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế Giới) trung bình hàng năng có đến xấp xỉ 1,5 tỷ trẻ em bị bệnh lý tiêu chảy, trong đó có đến 1,5 – 2,5 triệu ca tử vong. Đa phần các ca tử vong nằm trong độ tuổi < 2 tuổi ở các nước đang phát triển. (Theo Dantri)

Nguyên nhân gây nên bệnh lý tiêu chảy ở trẻ

Nhiễm virus

Trẻ nhiễm virus do mất cân bằng giữa vi khuẩn có hại và vi khuẩn có lợi trong đường ruột bởi kém vệ sinh trong ăn uống. Trẻ bị tiêu chảy đa phần do nhiễm Rotavirus, đặc biệt các trẻ <5 tuổi. Ngộ độc do nấm hay do thuốc cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ.

Trẻ sẽ phát bệnh sau 12h hay đến 4 ngày sau khi trẻ bị nhiễm virus. Chúng có dấu hiệu như tiêu chảy, nôn mửa, sốt, đau bụng. Không có biện pháp điều trị đặc hiệu khi trẻ tiêu chảy do nhiễm virus, không cần dùng đến thuốc kháng sinh, điều trị bằng việc bù nước, điện giải là biện pháp điều trị tốt nhất.

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiễm ký sinh trùng

Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng gây nên có thể kéo dài hàng tuần, vài tháng và nên đưa trẻ đến bệnh viên để tiến hành kiểm tra hay thực hiện những xét nghiệm cần thiết để có biện pháp điều trị hiệu quả hơn.

Tiêu chảy do kháng sinh

Một số kháng sinh cũng có thể gây nêntiêu chảy ở trẻvà người trưởng thành. Tuy nhiên chúng cũng không quá nặng, tiêu chảy nhẹ và không gây ra tình trạng mất nước, giảm cân. Tình trạng này sẽ hết sau 1 đến 2 ngày sau dùng kháng sinh. Nhưng nếu tiêu trạng quá nghiêm trọng nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra.

Tiêu chảy mãn tính

Bệnh gây ra do cơ thể mắc các bệnh mãn tính như viêm loét đại tràng, viêm ruột, hội chừng kích thích ruột...làm ảnh hưởng đến đường ruột.

Với trẻ dưới 3 tuổi, chứng tiêu chảy mãn tính nhẹ xảy ra với nguyên nhân không rõ ràng, không do các bệnh khác gây ra. Loại tiêu chảy ta vẫn gọi với các tên dân gian là tiêu chảy trẻ con.

Có thể tạm chia tiêu chảy thành 3 tình trạng:

- Tiêu chảy ra phân nước trong thời gian ngắn.

- Tiêu chảy kèm theo máu ngắn hạn còn được gọi là mắc chứng lỵ.

- Tiêu chảy kéo dài > 2 tuần

Biện pháp điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ

- Khi trẻ bị tiêu chảy cấp ngoài việc chăm sóc trẻ chu đáo, cha mẹ cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

Cho trẻ uống nước nhiều hơn: Hãy cho trẻ uống ngay dung dịch ORS sau mỗi lần nôn hay đi tiêu lỏng, với trẻ nhỏ còn bú mẹ, nên cho trẻ bú lâu và nhiều hơn. Ngoài dung dịch ORS( ORISOL) trẻ >6 tháng tuổi có thể cho trẻ uống thêm nước cháo, súp, nước hoa quả không đường đã được pha loãng.

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và cách điều trị

- Cho trẻ ăn đều đặn với khẩu phần ăn thích hợp, tuyệt đối không để trẻ đói, bổ sung các thực phẩm tốt cho việc hấp thụ dinh dưỡng. Nếu trẻ hay nôn ói có thể chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ. Trẻ hết bệnh cần cho ăn nhiều hơn để hồi phục sức khỏe và nạp đầy đủ dinh dưỡng hơn.

- Có thể bổ sung kẽm cho trẻ: Kẽm sẽ giúp giảm tình trạng tiêu chảy nặng ở trẻ, giảm thời gian bệnh và giảm nguy cơ tiêu chảy ở trẻ. Cha mẹ có thể tìm đến bệnh viện hay bác sĩ chuyên khoa để bổ sung kẽm cho trẻ dưới dạng viên hay nước, uống trong thời gian từ 10 đến 14 ngày.

Trẻ bị tiêu chảy hoàn toàn có thể bình phục khi được điều trị tốt tại nhà. Nhưng với những dấu hiệu sau cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra: trẻ bỏ bú, không ăn uống, sốt cao, rất khát nước, có lẫn máu trong phân khi đi tiêu.

Phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ

Tiêu chảy trở nên nguy hiểm khi không được điều trị, trẻ có dấu mất nước khiến cơ thể hoạt động yếu dần, nguy cấp và dẫn đến tử vong khi không được bổ sung kịp thời. Tiêu chảy cũng sẽ làm rối loạn chất khoáng và ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.

Do đó cha mẹ cần phải có biện pháp điều trị kịp thời và cần biết thêm những biện pháp để phòng ngừa bệnh cho trẻ. Do đó các bậc cha mẹ hãy lưu ý:

- Hãy nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu.

- Đảm bảo vệ sinh thức ăn, nguồn nước, rửa sạch tay trẻ bằng xà phòng trước và sau khi ăn.

- Tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ hay uống vắc xin ngừa tiêu chảy do nhiễm Rotavirus.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” cha mẹ hãy lưu tâm hơn để trẻ có thể tránh được một số bệnh lý như tiêu chảy. Hãy chăm sóc trẻ và điều trị một cách khoa học, có sự tư vấn từ các bác sỹ chuyên khoa để trẻ nhanh chóng được khỏi bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!