Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp

Kiến Thức Y Học - 04/27/2024

Bệnh tiêu chảy cấp có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy bạn đã biết gì về các nguyên nhân, triệu chứng tiêu chảy cấp cũng như chế độ dinh dưỡng ở các bệnh nhân? Cùng tìm hiểu kỹ về căn bệnh này dưới bài viết sau đây để biết thêm thông tin và có cách điều trị phù hợp.

Bệnh tiêu chảy cấpcó thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy bạn đã biết gì về các nguyên nhân, triệu chứng tiêu chảy cấp cũng như chế độ dinh dưỡng ở các bệnh nhân? Cùng tìm hiểu kỹ về căn bệnh này dưới bài viết sau đây để biết thêm thông tin và có cách điều trị phù hợp.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp

Thông thường tiêu chảy cấpđược hiểu rất đơn giản là tăng số lần đi cầu trong ngày hay thay đổi tính chất phân lỏng hơn, tuy nhiên số lần đi cầu tăng lên bao nhiêu, lỏng như thế nào phải có một cách đo lường xác định để đạt được sự thống nhất về định nghĩa tiêu chảy cấp.

1. Cơ chế gây bệnh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp xảy ra là do lượng dịch ra khỏi ống tiêu hóa theo phân nhiều hơn bình thường với cơ chế như sau: Lượng dịch đổ vào ống tiêu hóa mỗi ngày trừ đi lượng dịch được hấp thu vào cơ thể từ lòng ống tiêu hóa bằng lượng dịch còn lại trong phân (khoảng 150g/ngày)

Vì vậy khi lượng dịch trong phân nhiều hơn 200g/ngày (khoảng 200ml ở người lớn và 5ml ở trẻ em) sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy cấp.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp

2. Các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp

Tiêu chảy nhiễm trùng

- Nhiễm trùng tiêu hóa có triệu chứng tiêu chảy nổi bật, do các tác nhân vi sinh vật :

  • Siêu vi : Rotavirus , Norovirus,
  • Vi trùng: Shigella, Salmonella non-Typhi, E.coli (EPEC, ETEC, EAEC, EIEC, EHEC), Campylobacter
  • Ký sinh trùng: Amip, Cryptosporidia, Giardia ... và vi nấm.

Tiêu chảy không nhiễm trùng

- Do các nguyên nhân khác:

  • Rối loạn nội tiết (cường giáp)
  • Dinh dưỡng (cho ăn dặm sớm)
  • Phản ứng tại chỗ (thai ngoài tử cung vỡ),...

3. Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp

Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp


Trên thực tế, những triệu chứng của bệnh tiêu chảy hay tiêu chảy cấp khá giống với tình trạng rối loạn tiêu hóa. Chính vì vậy cần theo dõi thật kỹ, và đưa ra đánh giá dựa trên các triệu chứng sau:

Số lượng tình trạng đi ngoài thay đổi

Đối với những người bị tiêu chảy nhiễm trùng thường bị đi ngoài liên tục, ít nhất 5 lần mỗi ngày. Nếu tình trạng phân lỏng đục nhiều, không kèm hiện tượng đau bụng và sốt thì nghi ngờ đó là do nhiễm khuẩn tả.

Đi ngoài phân nát hoặc có màu khác biệt

Biểu hiện tiêu chảy cấp là phân chắc chắn sẽ có màu khác biệt, thể hiện chính là trạng thái và màu sắc khác thường. Hiện tượng phân nát, có màu đen và không kèm theo cục rất có thể bạn đã bị tiêu chảy cấp. Đôi khi tiêu chảy ra máu cũng là một triệu chứng khá nguy hiểm của bệnh này.

Hay bị đau bụng buồn nôn

Những người mắc chứng tiêu chảy sẽ thường kèm theo cơn đau bụng dữ dội, giảm đau sau mỗi lần đi ngoài. Bên cạnh hiện tượng buồn nôn hoặc nôn cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước trầm trọng ở người bị tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời.

Người bệnh có biểu hiện sốt cao

Đối với những bệnh nhân tiêu chảy cấp, thì số 38, 39 độ C là hiện tượng thường gặp. Cùng với đó, người bệnh có thân nhiệt không ổn định, lúc nóng lúc lạnh. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như bất tỉnh hoặc hôn mê sâu.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp

Mất nước nhiều

Như đã nhắc ở trên, những người bị tiêu chảy nhiễm trùng sẽ mất rất nhiều nước do hiện tượng đi ngoài và nôn. Khi đó, bệnh nhân sẽ có cảm giác khát nước, niêm mạc mắt bị khô, mất sự đàn hồi của da, tụt huyết áp hoặc đôi khi còn có tình trạng mệt ngất xỉu.

Đau rát ở hậu môn

Bệnh nhân tiêu chảy cấp sẽ phải đi ngoài nhiều lần, đôi khi còn bị tiêu chảy ra máu dễ làm cho hậu môn bị đau rát. Ngoài ra, việc sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch, cọ xát hậu môn cũng là nguyên nhân khiến hậu môn nóng rát.

4. Bệnh tiêu chảy cấp ở người lớn và trẻ em khác nhau như thế nào?

Bệnh tiêu chảy cấp đối với từng độ tuổi và thể trạng người thì có cách chữa trị khác nhau. Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thường không thể tốt được như người lớn. Vậy nên, trẻ nhỏ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn và lại không thể tự chăm sóc mình được. Do đó, bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em rất nguy hiểm, ba mẹ cần phát hiện và có cách chăm sóc, chữa trị cho bé phù hợp.

Thường thì tiêu chảy cấp ở người lớn diễn ra do các thói quen sinh hoạt không tốt tự mình gây nên. Còn tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ thì các bé thường mắc bệnh với những lý do nhiễm virut, vi khuẩn. Chủ yếu từ sự chăm sóc của người thân cũng như sức đề kháng của các bé.

5. Phòng bệnh tiêu chảy cấp bằng cách nào?

Bệnh tiêu chảy cấp là bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để phòng bệnh và ngăn ngừa dịch lây lan, mọi người phải thực hiện những điều sau:

- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường: Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Mỗi gia đình có một cầu tiêu hợp vệ sinh, không đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần ngay lập tức lưu ý rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu. Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào cầu tiêu, cho vôi bột, Cloramin B ... vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn. Tránh tập trung ăn uống đông người như đám tang, đám cưới, đám giỗ. Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch.

Triệu chứng bệnh tiêu chảy cấp

- An toàn vệ sinh thực phẩm: Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín uống sôi. Không ăn rau sống, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua...

- Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch: nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ không để bị ô nhiễm nhất là đối với các huyện vùng lũ, việc sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày là rất quan trọng. Tất cả các nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hoá chất Cloramin B. Không đổ chất thải, nước giặt rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Không vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông.

- Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp: phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Để phòng chống bệnh tiêu chảy cấp có hiệu quả, bảo vệ sức khỏe và tính mạng của mỗi người và của cả cộng đồng, mọi người cần thực hiện 6 biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm sau: Thực hiện ”Ăn chín uống sôi”, tất cả đồ ăn thức uống cần nấu sôi trước khi ăn uống; Rửa tay sạch bằng xà bông trước khi ăn uống; Dụng cụ, chén đũa trước khi ăn cần rửa sạch và nhúng nước sôi; Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, chống ruồi, mưa gió, bụi bậm; Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau; Thực hiện 6 không theo khuyến cáo của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm: không ăn rau sống, tiết canh, mắm tôm, mắm tép sống, gỏi cá, hải sản sống, nem chạo, nem chua, không uống nước lã, nước đá mất vệ sinh.

Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!