Khản giọng, phải làm sao?

Cần biết - 11/24/2024

Khi bị khản tiếng cần hạn chế nói, cố gắng giới hạn càng nhiều càng tốt.

Hỏi:

Em làm giáo viên cấp 2, thời gian gần đây thỉnh thoảng em bị khàn giọng mất tiếng khiến cho việc giảng dạy và giao tiếp khó khăn. Xin bác sĩ cho biết cách khắc phục và phòng bệnh.

Nguyễn Dương (Bắc Ninh)

Trả lời:

Tình trạng khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản gây cho người bệnh nhiều khó chịu, phiền toái trong cuộc sống cũng như công việc. May mắn là có nhiều thảo dược có thể điều trị chứng bệnh này.

Khản giọng, phải làm sao?

Khàn tiếng gặp ở người phải nói nhiều (ảnh minh họa: Internet)

Những người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như: người dẫn chương trình, giáo viên, ca sĩ, diễn giả, người bán hàng,... dây thanh dễ bị kích ứng quá mức, dẫn đến viêm thanh quản. Bên cạnh đó, khi phải làm việc lâu trong môi trường ô nhiễm, hay bị nhiễm cúm, thời tiết thay đổi, hút thuốc, uống rượu... cũng dễ làm dây thanh âm bị tổn thương, gây viêm thanh quản.

Khi bị khản tiếng cần hạn chế nói, cố gắng giới hạn càng nhiều càng tốt. Súc miệng nhiều lần, thậm chí mỗi giờ, với nước trà pha đậm có chút muối ăn. Có thể pha nước ấm với chút mật ong thì càng tốt. Đối với trường hợp có đờm thì ngâm ít lát củ hành trong nước ấm vài giờ. Đối với nam giới không hút thuốc vì thuốc lá là yếu tố phá hủy tác dụng của tất cả biện pháp nêu trên. Hằng ngày uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, mát, kiêng chất kích thích, gia vị cay nóng. Để phòng tránh mất tiếng, bảo vệ thanh quản cần tránh bị lạnh, mặc quần áo đủ ấm nếu phải làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, quan trọng nhất là phần cổ, không nên uống nước quá lạnh, hay quá nóng.

Nếu khản tiếng kéo dài hơn hai tuần hoặc có kèm theo các dấu hiệu khác thường như: khó nuốt, khó thở, sốt cao... cần đến bác sĩ để khám và điều trị cụ thể.

>> Xem thêm: Đoán bệnh từ biểu hiện khàn tiếng, mất giọng

BS. Nguyễn Thị Bích

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!