Khi mang thai mẹ bầu có nên ăn măng tươi không

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Trong măng tươi có chứa rất nhiều những dưỡng chất, vitamin và những khoáng chất rất có ích cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, những dưỡng chất từ măng tươi có tác dụng cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi hay không? Các mẹ hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Trong măng tươi có chứa rất nhiều những dưỡng chất, vitamin và những khoáng chất rất có ích cho sức khỏe của mọi người. Tuy nhiên, những dưỡng chất từ măng tươi có tác dụng cho sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi hay không? Các mẹ hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Dinh dưỡng có trong măng tươi

- Chất xơ: Hàm lượng chất xơ có trong các loại rau mầm là 1,27%, trong dưa leo là 0, 61%, trong bắp cải là 1,58% và riêng chất xơ có trong măng tươi lên tới 2,56%. Với hàm lượng chất xơ khá cao trong măng tươi này sẽ giúp các mẹ giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan đến hệ tiêu hóa.

- Chất Phytosterol: Trong măng tươi có loại chất Phytosterol để chống oxy hóa trong măng. Ngoài ra, chất Phytosterol còn có tác dụng giảm viêm và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.

- Chứa ít chất béo và đường: Lượng chất béo và đường có trong măng hầu như không đáng kể, vậy nên các mẹ sẽ không phải quá lo lắng về vấn đề cân nặng hoặc nguy cơ tiểu đường khi ăn măng trong quá trình thai kỳ.

- Các nguồn dinh dưỡng khác: Măng tươi có tới 91% là nước sẽ giúp cung cấp nước đáng kể cho mẹ bầu. Ngoài ra măng tươi còn chứa protein, các loại vitamin và khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho giúp cơ thể mẹ phát triển khỏe mạnh với đầy đủ dinh dưỡng nuôi thai nhi. Hơn nữa, hàm lượng kali trong măng khá cao, có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ

Khi mang thai mẹ bầu có nên ăn măng tươi không

Bà bầu có nên ăn măng?

Trong những tháng đầu thai kỳ, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi về thể chất và thường bị ốm nghén, nên hầu hết các mẹ thường không ăn được nhiều. Mặt khác, trong măng chứa nhiều chất xơ, có thể gây đầy hơi, no lâu nên không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.Thay vì ăn măng, mẹ nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong thời gian này.

Mặc dù trong măng tươi có nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng trong măng cũng chứa một lượng lớn cyanide, mà dưới tác dụng của các enzyms tiêu hóa, chất cyanide sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), một chất có thể gây ngộc độc cao và ảnh hưởng khá nghiêm trọng đối với mẹ bầu trong khi mang thai. Chính vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn măng trong khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

Lưu ý khi bà bầu ăn măng

Có khả năng gây ra hiện tượng ngộ độc:

Ngoài những giá trị dinh dưỡng trên, trong măng cũng chứa một lượng lớn cyanide có khả năng gây ra hiện tượng ngộ độc. Dưới tác dụng của các enzyms tiêu hóa, cyanide sẽ chuyển hóa thành axit cyanhydric (HCN), chất có thể gây ngộc độc cao, như vậy sẽ ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi khi không may bị ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp, và thậm chí nhiều trường hợp có thể gây tử vong. Vì vậy các mẹ hãy nên thận trọng khi chọn mua và chế biến món măng.

Khi mang thai mẹ bầu có nên ăn măng tươi không

Gây ra tình trạng thiếu máu:

Có một số thông tin cho rằng, chất cyanide trong măng tươi dưới sự tác động của các enzym tiêu hóa sẽ chuyển hóa thành chất axit cyanhydric khiến người ăn bị thiếu oxy, gây ra tình trạng thiếu máu và bị ngộ độc. Dù vẫn chưa có nghiên cứu nào kết luận chính xác mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà bầu nên hạn chế ăn măng, đặc biệt là măng tươi khi đang mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi.

Nếu chế biến món ăn từ măng, các mẹ nên ngâm và luộc kỹ măng trước khi ăn do hàm lượng chất cyanide trong măng tươi khá cao, và có khả năng gây ra tình trạng bị ngộ độc.

Để có thể ăn măng an toàn, bà bầu nên mua măng về, rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn.

Qua những thông tin trên đây, các bạn có thể biết được nguồn dinh dưỡng cũng như những lưu ý khi sử dụng măng vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho mẹ bầu khi mang thai. i vọng, các mẹ sẽ có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn khi mang thai để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!