Khi gặp các vấn đề như tắc nghẽn, nhiễm trùng,... sẽ dẫn tới viêm ruột thừa. Vậy viêm ruột thừa có triệu chứng nào? Khi mổ ruột thừa có nên ăn dưa hấu không? Chế độ ăn uống như thể nào? Hãy cùng Lily & WeCare đi tìm câu trả lời.
Nguyên nhân dẫn tới đau ruột thừa
Đau ruột thừa thường xảy ra đối với các độ tuổi thanh thiếu niên và trẻ nhỏ từ 10 – 30 tuổi, thậm chí bệnh còn xảy ra với bé từ 3 – 4 tuổi. Bệnh không lây lan và không theo di truyền. Nguyên nhân chủ yếu của đau ruột thừa không rõ ràng, thường có nguyên nhân chủ yếu như sau:
Lòng ruột thừa bị tắc nghẽn
Nhiễm trùng ruột thừa
Tắc nghẽn mạch máu tại ruột thừa.
Nếu như không điều trị kịp thời ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra và dẫn tới viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, gây tử vong.
Triệu chứng của đau ruột thừa
Đau ruột thừa thường bắt đầu ở quanh rốn, trước khi khu trú ở hố chậu phải, trong lâm sàng là hiện tượng đau chuyển. Bệnh thường đi kèm với chán ăn, sốt, hội chứng đáp ứng viêm hệ thống, tiêu chảy, buồn nôn, nôn.
Triệu chứng điển hình là đau và nhạy cảm tại hố chậu phải. Nếu như phản ứng dội dương tích chứng tỏ có kích thích phúc mạc. Ổ bụng cứng là dấu hiệu nghi ngờ cao và cần thăm khám, can thiệp phẫu thuật.
Tác dụng của dưa hấu
Dưa hấu có rất nhiều tác dụng cho cơ thể, cụ thể là:
Dưa hấu rất tốt cho hệ xương và tim mạch bởi có hoạt chất Lycopene.
Giúp giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể do chứa nhiều axit amin
Giúp chống viêm, chống oxi hóa bởi có nhiều hợp chất phenolic như: Flavonoid, triterpenoids, carotenoid.
Dưa hấu có tác dụng loại bỏ những chất thải sinh ra từ quá trình tiêu hóa, được ví như loại thuốc lợi tiểu, không hại cho thận.
Giúp tăng tính kiềm hóa cho cơ thể
Bên trong dưa hấu có beta-carotene – một hợp chất tham gia vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng thành Vitamin A nên rất tốt cho mắt.
Ngoài ra dưa hấu còn hỗ trợ làm đẹp da bởi nó có Vitamin A, C, B6, kali,...
Mổ ruột thừa có nên ăn dưa hấu không?
Dưa hấu rất tốt nhưng có tính hàn, những người mổ ruột thừa cơ thể yếu nếu ăn dưa hấu ngay sẽ bị lạnh bụng và gây rối loạn tiêu hóa.
Nếu như người bệnh vẫn còn những phản xạ như nôn do tác dụng phụ của thuốc gây mê, khi nôn lại có mẩu đỏ của dưa hấu, dễ nhầm lẫn với những dịch hồng của cơ thể sau mổ, làm cho việc chẩn đón của bác sĩ không chính xác.
Để đề phòng các tác dụng do dưa hấu gây ra, khi mới mổ ruột thừa không nên cho người bệnh ăn dưa hấu.
Sau khi mổ khoảng 1 tuần, những vết mổ ổn định, người bệnh không còn phản xạ nôn do tác dụng phụ của thuốc mê bạn có thể ăn dưa hấu.
Vì sao bắp cải là "công nhân thu gom rác" cho mạch máu’?
Thực hư tác dụng điều trị bệnh xương khớp của viên khớp Tâm Bình
Bất ngờ loại rau ngừa ung thư rẻ tiền dễ kiếm dễ ăn
Chữa đau ruột thừa khi mang thai ở 91 Hàng Buồm bác sĩ Lê Anh Tuấn
Đau ruột thừa bên trái hay phải?
Một số lưu ý trong chế độ ăn uống của người sau mổ ruột thừa?
Thông thường sau mổ, nếu người bệnh có nhu động ruột biểu hiện bằng trung tiện (đánh hơi), vậy lúc đầu nên ăn lỏng (cháo loãng) thường sau phẫu thuật khoảng 6 – 8 giờ đồng hồ.
Trong 3 – 5 ngày sau mổ sẽ ăn được cháo, sữa, súp,... Nên dùng những loại thức ăn có nhiều Vitamin B, C, PP như nước chanh, cam,... Thức ăn dành cho người mổ ruột thừa cần chế biến mềm, hạn chế thức ăn có xơ.
Giai đoạn tiếp theo khi người mổ ruột thừa đại tiện bình thường, vết mổ đã liền thì chế độ ăn cần cung cấp calo, protein để tăng nhanh thể trọng, giúp cho vết thương mau lành.
Một ngày người mổ ruột thừa có thể ăn 5 – 6 bữa, ăn tăng dần lượng Protein cũng như calo để đạt 2500 – 3000 calo/ngày. Tránh ăn quá nhiều một lúc để không bị rối loạn tiêu hóa.
Thêm vào đó người mổ ruột thừa cũng có thể ăn trứng, thịt, cá, sữa, đậu đỗ,... để cung cấp chất đạm và những loại hoa quả để tăng Vitamin C và Vitamin B.
Qua bài viết trên bạn có thể rút ra được kinh nghiệm là khi mổ ruột thừa không nên ăn dưa hấu. Ngoài ra cần phải bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý, tránh ảnh hưởng tới tình trạng bệnh sau mổ.
Xem thêm:
- Mổ ruột thừa bao lâu thì lành?
- Mổ ruột thừa bao lâu thì quan hệ lại?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!