Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?

Kiến Thức Y Học - 03/28/2024

Viêm phế quản là một dạng bệnh lý có liên quan đến hô hấp, nó thường hay gặp trong cuộc sống thường nhật. Bệnh thường hay xuất hiện nhiều vào mùa đông hoặc mùa xuân, lúc thời tiết có nhiều sự biến đổi. Khi bị viêm phế quản, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vậy khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản? Lily & WeCare sẽ giúp độc giả tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Viêm phế quản là một dạng bệnh lý có liên quan đến hô hấp, nó thường hay gặp trong cuộc sống thường nhật. Bệnh thường hay xuất hiện nhiều vào mùa đông hoặc mùa xuân, lúc thời tiết có nhiều sự biến đổi. Khi bị viêm phế quản, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Vậy khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?Lily & WeCaresẽ giúp độc giả tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?

Viêm phế quản do đâu mà ra?

Bệnh viêm phế quản được xác định là do virus gây ra (nó chiếm tới 50 – 90% những trường hợp bị viêm phế quản cấp), do cả vi khuẩn gây ra (nó sẽ hiếm gặp hơn trong những trường hợp viêm phế quản cấp do virus) và một số những nguyên nhân khác như: do dị ứng (viêm phế quản cấp xảy ra ở trẻ sẽ giống với cơn hen phế quản, viêm phế quản cấp cũng thường gặp ở bệnh nhân hẹn, bị nổi mề đay, bị phù Quinck), do hít phải khí độc (khói thuốc, amoniac, chlor, dung môi công nghiệp, acid...).

Bệnh viêm phế quản có triệu chứng như thế nào?

Các triệu chứng của viêm phế quản thường khởi phát gồm có: viêm đường hô hấp trên (như bị sốt nhẹ, hắt hơi, bị chảy nước mũi, sổ mũi, họng đau rát) đôi khi, bệnh sẽ xuất hiện với những triệu chứng nghiêm trọng như: bị sốt cao, có thể lên tới 39 – 40 độ C. Người bệnh sẽ ho nhiều hơn, bị ho khan hoặc bị khạc ra đờm trắng, đờm có màu xanh hoặc vàng, đờm đục có mủ, một số trường hợp sẽ ho khạc ra cả đờm lẫn máu.

Thường thì hầu hết những trường hợpviêm phế quảnđều được điều trị ngoại trú, có nhiều bệnh nhân do không được điều trị kịp thời đã gặp những diễn biến nặng hơn, có thể gây ra tử vong.

Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?

Vậy khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?

Viêm phế quản về cơ bản chỉ gây ra những sự khó chịu cho người bệnh nhưng nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng khó lường về sức khỏe. Do đó, khi bị viêm phế quản, người bệnh cần đến gặp bác sĩ. Việc chẩn đoán của bác sĩ sẽ giúp bạn biết được cách phải điều trị như thế nào, chỉ định điều trị của bệnh thì sẽ phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và định hướng đến nguyên nhân gây bệnh.

Mặc dù thế, khi bị viêm phế quản, người bệnh cũng chỉ nên dùng kháng sinh với trường hợp bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn gây ra. Bởi việc dùng rộng rãi kháng sinh cho những trường hợp viêm phế quảnsẽ khiến bạn bị tăng chi phí điều trị và bị tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc.

Những dấu hiệu hướng tới chẩn đoán viêm phế quản cấp do vi khuản thường có: người bệnh bị khạc đờm có màu xanh, màu vàng; bệnh diễn biến phức tạp; xét nghiệm thấy có nhiều bạch cầu trong máu ngoại vi tăng cao; những trường hợp có chỉ định dùng kháng sinh... Chỉ khi đờm không cho phép xác định được nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc do bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân nhiễm khuẩn.

Những kháng sinh thường hay dùng để điều trị bệnh viêm phế quản cấp gồm: nhóm macrolide, betalactam và quinolone. Dùng kháng sinh như thế nào, cách dùng ra sao, liều lượng bao nhiêu, thời gian bao lâu... thì phải do bác sĩ chỉ định. Người bệnh chỉ nên tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc, tránh thay đổi thời gian dùng, khi thấy bệnh lui mà không hết được liệu trình mà bỏ thuốc thì sẽ gây ra những biến chứng không lường, góp phần tạo nên tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.

Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản? Lạm dụng thuốc kháng sinh khiến tăng nguy cơ bị vi khuẩn kháng thuốc.

-Với những bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao, đau đầu, mệt mỏi trong người, bị đau rát họng, khạc đờm trắng hoặc ho khan... thì sẽ là doviêm phế quản cấp virus thì không cần phải dùng kháng sinh. Nói cách khác là dùng kháng sinh trong những trường hợp này sẽ không có tác dụng.

Bệnh nhân chỉ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cao hơn 38,5 độ C chứ không nên tự ý dùng thuốc hạ sốt để chia đều trong ngày bởi nó sẽ làm mất đi triệu chứng sốt của người bệnh, gây khó khăn cho việc theo dõi những diễn biến. Thuộc hạ sốt thường dùng sẽ là những chế phẩm có chứa paracetamol.

Khi dùng kháng sinh cần lưu ý những gì?

Thuốc kháng sinh là những chất được chiết xuất từ dịch nuôi các vi sinh vật nên nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Do có cấu tạo đặc biệt nên kháng sinh chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh do vi khuẩn gây ra. Bởi vậy, cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh như sau:

- Chỉ dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

- Thuốc phải được uống đúng liều lượng và theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trong trường hợp uống kháng sinh sau 2 – 3 ngày mà thấy đỡ thì không nên tự ý dùng thuốc. Bởi lúc này vi khuẩn đã yếu dần đi nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngưng dùng thuốc sẽ khiến vi khuẩn tấn công trở lại. Từ đó gây nên hiện tượng kháng thuốc, rất nguy hiểm và sẽ không có tác dụng gì nữa nếu lần sau vẫn dùng kháng sinh đó.

- Không tự ý dùng kháng sinh và không tự ý kê đơn kháng sinh. Mọi vấn đề liên quan đến liều lượng uống phải do bác sĩ chỉ định.

Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?

- Thường thì kháng sinh được uống sau bữa ăn nhưng một số thì bác sĩ kê cho uống trước hoặc trong bữa ăn. Không ăn đồ cay, nóng, uống rượu khi dùng kháng sinh.

- Nên bổ sung lợi khuẩn hoặc sữa đông trong bữa ăn để tăng vi khuẩn đường ruột, chống lại những tác hại của kháng sinh.

Như vậy, với những thông tin hữu ích như trên, hi vọng độc giả đã phần nào giải đáp được câu hỏi “Khi nào cần dùng thuốc kháng sinh chữa viêm phế quản?”. Ngoài dùng tân dược, các bạn cũng có thể tham khảo thêm những bài thuốc Đông y để giúp sức khỏe nhanh chóng được hồi phục.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!