Tuy nhiên, có cả sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Và trong thực tế, những ảnh hưởng tiêu cực còn mang đến hậu quả nghiêm trọng.
Trẻ bị bạn bè mang ra so sánh, trêu đùa
Việc những đứa trẻ cùng trang lứa đùa nghịch là chuyện rất đỗi bình thường. Nhưng nó sẽ trở nên nghiêm trọng khi những hành vi đó trở nên quá trớn, khiến cho người khác bị tổn thương. Chỉ cần trẻ có khuyết điểm nhỏ nào là bạn bè sẵn sàng mang ra để trêu chọc, so sánh với lời lẽ gây đả kích lòng tự tôn của trẻ. Một hai lần trẻ còn có thể chịu được nhưng liên tục bị lôi ra làm trò cười thì sẽ có phản ứng tiêu cực. Nhiều trẻ trở nên sợ sệt, không muốn tới lớp, thậm chí còn bị trầm cảm nặng.
Đôi khi, trẻ có thể trở thành đối tượng để các bạn bè khác soi mói, nói xấu
Bắt nạt hội đồng
Nhiều trẻ hàng ngày đến trường bị bạn bè xa lánh, thậm chí còn có những trường hợp trẻ bị đánh hội đồng. Đây là tình trạng đặc biệt đáng báo động trong môi trường giáo dục hiện nay. Trẻ bị bắt nạt hội đồng với đủ hình thức, nhẹ thì bị bỏ mặc một mình không ai chơi cùng, nặng thì bị chửi bới, đánh đập không thương tiếc.
Nhiều bậc phụ huynh chỉ biết con mình bị bắt nạt trong suốt một thời gian dài khi có người của trường tới thông báo. Vì bình thường các em cố che giấu hoặc thậm chí là nói dối về những vết thương trên cơ thể. Tuy nhiên, đáng lo ngại hơn là việc này khiến cho nhiều trẻ nhỏ có suy nghĩ và hành vi tự sát. Không thiếu những trường hợp trẻ bị tẩy chay mà trở nên trầm cảm, không muốn tiếp xúc với bất kỳ bạn nào nữa.
Nói xấu, làm nhục bạn trên các trang mạng xã hội
Mạng xã hội ngày nay là một trong những sở thích, hoạt động hàng ngày của phần lớn giới trẻ. Tuy nhiên, lợi ít hại nhiều khi nhiều trẻ đã lợi dụng sự phổ biến của các trang mạng xã hội này, đặc biệt là facebook, để lăng mạ, làm nhục, chửi bới bạn bè, thậm chí những người mà chúng không quen biết.
Ở tuổi dậy thì, trẻ vị thành niên rất dễ nảy sinh mâu thuẫn với nhau
Bên cạnh đó, có một lượng không nhỏ các em khác lên a dua chửi bới, nhận xét gay gắt mà không biết thực hư thế nào. Đỉnh điểm là trường hợp nữ sinh lớp 12 trường THPT Trần Phú, Đà Nẵng đã uống thuốc an thần tự tử sau khi bị trang facebook 'Bộ Mặt Thật ...' đăng bài xuyên tạc, xúc phạm danh dự.
Chơi theo hội/nhóm 'chán đời'
Giới trẻ có xu hướng kết bạn và chơi theo nhóm. Thường thì khi các em có chung sở thích, hoàn cảnh sẽ thích chơi với nhau. Những đứa trẻ chán đời cũng vậy, các em tìm những hội/nhóm, những người có cùng cảm nhận về cuộc sống như chúng. Để rồi trong cùng một nhóm, trẻ chia sẻ cho nhau những suy nghĩ, cảm nhận tiêu cực về cuộc sống hiện tại, mà hơn nữa còn rủ rê nhau cùng kết liễu cuộc đời.
Trẻ còn con nớt dễ bị ảnh hưởng bởi hững hành vi sai trái, nhận thức lệch lạc. Bên cạnh đó, các hội/nhóm chán đời còn không ngừng chia sẻ cho nhau những 'giáo trình tự tử' mà trong đó là đầy rẫy những hình ảnh mô phòng tường tận những kỹ thuật tự tử chi tiết và đa dạng.
Bắt nạt học đường xuất hiện ở mọi cấp học
Những màn thách đố chứng tỏ bản lĩnh anh hùng
Cũng giống như người lớn, trẻ luôn muốn chứng tỏ bản thân để được chấp nhận và tôn trọng. Sống trong môi trường với quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè cùng trang lứa sẽ khiến cho trẻ hình thành những suy nghĩ, hành vi có tính chất bạo lực, muốn ra oai với người khác. Các em nghĩ rằng đây là cách thức để được các bạn nể trọng.
Dần dần các em thích sử dụng bạo lực, tham gia hoặc ủng hộ những hành vi gây hấn, muốn thể hiện và chứng tỏ bản lĩnh anh hùng. Nhiều khi, chỉ vì những lời thách đố của bạn bè mà trẻ thực hiện những hành vi sai lầm, đe dọa đến tính mạng của chính bản thân mình.
>> Đón đọc kỳ cuối: Trẻ thiếu kỹ năng ứng phó với khó khăn, áp lực cuộc sống
>> Kỳ 1:Tự tử học đường: Vì đâu nên nỗi?
>> Kỳ 2:Giật mình những con số báo động về tự tử học đường
>> Kỳ 3:Tự tử học đường: Đâu chỉ có học sinh
>> Kỳ 4:Những đối tượng dễ nảy sinh tâm lý tiêu cực
>> Kỳ 5: Tự tử học đường: Đằng sau những lá thư tuyệt mệnh
>> Kỳ 6:Những quốc gia đứng đầu về tỷ lệ tự tử học đường
>> Kỳ 7: Công nghệ số: Thủ phạm tạo nên thế hệ tiêu cực
>> Kỳ 8:Áp lực học tập: Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự tử
>> Kỳ 9: Gia đình: Khi không thể là mái ấm chở che
Chuyên đề:Tự tử học đường
Ảnh minh họa: Internet
Vân Doãn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!