Chỉ có bố mẹ mới thực sự giúp con bớt hung hăng và sẵn sàng đánh bạn

Nuôi dạy con - 11/24/2024

Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề nóng của xã hội. Khi dư luận chưa hết bàng hoàng video 5 nữ sinh tham gia đánh hội đồng bạn cùng lớp ở Hưng Yên, lại xuất hiện video bắt bạn quỳ gối ở Nghệ An.

Vì sao tình trạng bạo lực ngày càng phổ biến đến vậy. Xét nhiều góc độ, trách nhiệm đầu tiên thuộc về cách giáo dục của gia đình, sau mới kể đến môi trường xã hội trong đó có trường học. Dưới đây là gợi ý giúp cha mẹ có thể dạy con giảm tính hung hăng ở trẻ.

Nguyên nhân tạo nên tính hung hăng ở trẻ

Việc trẻ em hung tính một phần do cách dạy dỗ của gia đình. Mẹ la hét mắng mỏ, bố đánh đập đều là những gương hành động khiến cho con thiên về hung tính như vậy. 

Vì thế, việc đầu tiên bố mẹ phải làm là ngưng ngay những hành vi bạo lực thân thể và tinh thần này lại. Cha mẹ cũng cần kiên nhẫn hơn khi giáo dục con, thành lập một bộ quy tắc hành động trong gia đình và yêu cầu mọi người thực hiện nghiêm túc.

Khi có ai đó vi phạm dù đó là cha mẹ thì cũng cần phải chịu phạt cho công bằng. Cha mẹ làm tấm gương tốt về khả năng giải quyết vấn đề êm ả cho con thì sẽ giúp con rất tĩnh tại và bình an rất nhiều.

Cha mẹ hãy rèn tính nhẫn nại cho con

Rèn luyện các tính tốt cho con là quá trình dài đòi hỏi sự kiên nhẫn của bố mẹ. Bố mẹ có thể áp dụng một số việc như: xâu chuỗi hạt, nhặt sạn cho gạo, nhặt rau, xâu kim, khâu vá, đan lát… sẽ giúp con kiên nhẫn hơn.

Cha mẹ nên tập cho con làm thật nhiều để tính cách con trầm xuống, khả năng kiên nhẫn tăng lên sẽ giúp con giữ bình tĩnh tốt hơn.

Khi con nổi nóng, cha mẹ cần làm gì?

Cha mẹ nên cầm hai tay con và yêu cầu con ngồi xuống một chỗ, tự giữ bình tĩnh. Cha mẹ lấy cho con 1 cốc nước mát, để con uống nước, sau đó lau mặt bằng khăn lạnh.

Khi con đã làm xong, cha mẹ yêu cầu con ngồi suy nghĩ yên tĩnh trong vòng 30 phút rồi mới đi làm việc khác. Nếu lần nào con nổi nóng cũng được yêu cầu như vậy, dần dần con sẽ mềm tính hơn và suy nghĩ cặn kẽ hơn trước khi hành động.

Trẻ em thường làm theo gương của cha mẹ. Nếu bạn bị mất kiểm soát khi tức giận và bắt đầu la hét hoặc đánh người khác, thì con bạn cũng sẽ “sao y bản chính”.

Điều này vô cùng quan trọng để kiểm tra hành vi của bạn và thiết lập một ví dụ tốt cho trẻ. Bạn không thể mong đợi bé thay đổi hành vi của mình nếu bạn tự mình 'nổ' mỗi khi tức giận.

Chỉ có bố mẹ mới thực sự giúp con bớt hung hăng và sẵn sàng đánh bạn

Bạo lực học đường khiến trẻ không chỉ tổn thương về thể xác mà còn tổn thương sâu sắc về tinh thần.

Tránh tranh cãi khi trẻ tức giận

Hầu hết các bậc cha mẹ cố gắng giải thích với đứa trẻ khi chúng tức giận. Điều này không có ích và chỉ dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ hơn từ đứa trẻ. Một cách tiếp cận tốt hơn để truyền đạt suy nghĩ và lập luận của bạn cho bé là sau khi trẻ đã bình tĩnh lại.

Bé sẽ rộng mở hơn để lắng nghe bạn và cũng có nhiều khả năng hiểu những gì bạn đang nói hơn. Tranh cãi với đứa trẻ khi chúng đang tức giận sẽ chỉ làm tình hình trở nên phức tạp hơn mà thôi.

Cha mẹ cần gần gũi với trẻ trong các hoạt động

Hầu hết những đứa trẻ tức giận hoặc cư xử không thích hợp thường ít được bố mẹ chú ý. Đừng khó chịu nếu con bạn muốn cùng bạn tham gia một số hoạt động. Hãy xem đây là cơ hội vàng để gắn bó với đứa trẻ.

Thiết lập giới hạn khi còn nhỏ

Nếu cha mẹ quá nuông chiều bé trong những năm đầu đời, thì sau đó bé sẽ đòi hỏi tất cả các nhu cầu của mình đều được đáp ứng. Nếu bạn từ chối yêu cầu của bé, bé sẽ nổi giận. Vì thế, bạn cần thiết phải nói "Không" với con trong những trường hợp nhất định, để bé biết rõ ràng về giới hạn của mình.

Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả

Điều này sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đối phó với cơn giận giữ của trẻ sau này. Cố gắng dạy cho bé cách thể hiện tình cảm thái độ bằng lời nói của mình thay vì đánh bạn. Chúng cần được biết rằng việc chứng minh một điều gì đó không nhất thiết phải sử dụng bạo lực.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!