Không điều trị Hp có sao không thưa bác sĩ?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Chào bác sĩ, tôi năm nay 41 tuổi. Thời gian gần đây tôi bị đầy hơi và đau ấm ách ở vùng trên thượng vị. khi đi khám bác sĩ có xét nghiệm máu và kết luận tôi dương tính với vi khuẩn Hp. Theo đó, tôi được cho uống thuốc 1 tuần rồi sau đó đến tái khám nhưng bác sĩ nói không cần điều trị nữa vì bi khuẩn Hp nếu có hết cũng sẽ bị nhiễm lại. Tôi thực sự rất lo lắng, không biết là không điều trị Hp có sao không? Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Thanh Tân, Quảng Bình)

Chào bác sĩ, tôi năm nay 41 tuổi. Thời gian gần đây tôi bị đầy hơi và đau ấm ách ở vùng trên thượng vị. khi đi khám bác sĩ có xét nghiệm máu và kết luận tôi dương tính với vi khuẩn Hp. Theo đó, tôi được cho uống thuốc 1 tuần rồi sau đó đến tái khám nhưng bác sĩ nói không cần điều trị nữa vì bi khuẩn Hp nếu có hết cũng sẽ bị nhiễm lại. Tôi thực sự rất lo lắng, không biết là không điều trị Hp có sao không? Xin chuyên gia tư vấn giúp tôi. (Nguyễn Thanh Tân, Quảng Bình)

Chào bác, với thắc mắc không điều trị hp có sao không, chúng tôi xin được giải đáp cụ thể như sau:

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp là tên gọi tắt của một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong dạ dày là Helicobacter. Vi khuẩn Hp hiện nay có thể được tìm thấy trong một nửa dân số thể giới, trong đó có cả Việt Nam.

Vi khuẩn Hp có thể lây lan qua con đường ăn uống không đảm bảo vệ sinh và nguồn nước bị ô nhiễm. Loại vi khuẩn này xuất hiện và gây ra những thay đổi đầu tiên ở trong dạ dày và tá tràng nằm ở phần đầu của ruột non. Sau đó, lây nhiễm sang các mô bảo vệ mà đường dạ dày chứa Enzym, các độc tố và kích hoạt hệ thống miễn dịch. Những yếu tố này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm tổn thương các tế bào của dạ dày hoăc tá tràng. Và là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mãn tính dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hóa, axit dạ dày,...

Không điều trị Hp có sao không thưa bác sĩ?

 

Không điều trị Hp có sao không?

Bác Tân thân mến, không điều trị Hp có sao không là câu hỏi khiến rất nhiều người lo lắng và thắc mắc. Trong trường hợp của bác, theo như mô tả thì bác đã xét nghiệm máu để phát hiện ra vi khuẩn Hp. Thế nhưng xét nghiệm máu không được sử dụng để theo dõi trong quá trình diệt trừ Hp. Kể cả khi đã diệt trừ hết loại vi khuẩn này thì kết quả xét nghiệm máu vẫn hoàn toàn có thể cho dương tính bởi kháng thể Hp vẫn còn lưu hành trong máu. Vì vậy để đánh giá hiệu quả của phác đồ như thế nào, bác cần sử dụng xét nghiệm có độ đặc hiệu cao hơn như test thở hoặc nội soi làm Clotest.

Nhìn chung, mục đích cuối cùng của việc diệt trừ Hp là điều trị dứt điểm những ổ viêm, loét trong niêm mạc dạ dày. Nếu như những tổn thương trên đã lành mà Hp vẫn chưa hết thì có thể cân nhắc không cần diệt trừ Hp nữa. Nhưng cũng cần phải nói thêm rằng, việc vi khuẩn Hp còn tồn tại trong dạ dày sẽ là nguyên nhân khiến các bệnh về dạ dày tái phát.

Câu hỏi được đặt ra là phải làm như thể nào để ngăn cản vi khuẩn hp khiến bệnh tái phát trở lại. Sau khi diệt trừ hết hp, bác có thể sử dụng kháng thể OvalgenHP (GastimunHP) - một loại thuốc được phát minh từ Nhật Bản, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị, ngăn ngừa bệnh tái phát. Với loại kháng thể này, bác nên dùng 1 gói/ngày,10 ngày/tháng và nhắc lại hàng tháng.

Không điều trị Hp có sao không thưa bác sĩ?

 

Một số lưu ý trong quá trình điều trị bệnh

Bác Tân thân mến, việc chữa trị bệnh do vi khuẩn Hp gây ra bác cần phải hết sức lưu ý. Một phác đồ điều trị phù hợp kết hợp với một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý sẽ là điều kiện tốt nhất giúp ngăn cản vi khuẩn tái phát bệnh. Một số lưu ý nhỏ dưới đây, bác nên cố gắng thực hiện theo để có kết quả tốt nhất có thể:

- Nên ăn thức ăn đã được nấu chín, dễ tiêu, ít mỡ với một bộ chén bát riêng. Khi ăn cần phải nhai chậm, nhai kỹ thức ăn.

- Nên ăn uống đúng giờ, tránh để dạ dày quá đói hoặc quá no.

- Nên ngủ đủ giấc, đúng giờ để cơ thể luôn trong tình trạng khỏe mạnh, tràn đầy sức sống.

- Không nên làm việc nặng quá sức, căn thẳng lo âu kéo dài,...

- Không nên uống rượu, bia, thuốc lá và tất cả những chất kích thích khác có hại cho dạ dày như thuốc vitamine C, axít folic điều trị thiếu máu, các thuốc dạng sủi bọt, thuốc giảm đau kháng viêm và corticoide,...

Đến đây, chắc bác đã hiểu không điều trị Hp có sao không. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp ích được cho bác và các độc giả. Nếu cảm thấy bệnh có dấu hiệu nặng, bác nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và có cách điều trị phù hợp. Chúc bác khỏe!

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Nguồn: GastimunHP

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!