Trong bối cảnh 'khan hiếm' vắc-xin, việc vệ sinh phòng bệnh thủy đậu càng phải được coi trọng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết: 'Triệu chứng khởi phát ở trẻ nhỏ bị thủy đậu thường không gây sốt, chỉ đột ngột phát bóng nước. Người lớn lại thường có tiền chứng sốt, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, biếng ăn. Các nốt rạ xuất hiện rất nhanh, trong 12 - 24 giờ, trên khắp cơ thể hoặc ở đầu, mặt, thân và tay chân. Bệnh kéo dài khoảng 14 ngày, giai đoạn lành bệnh từ 4 - 5 ngày khi nốt rạ có mày, vảy'.
Không nên kiêng tắm khi trẻ bị thủy đậu (Ảnh minh họa: Internet)
Nếu chăm sóc tốt, nốt rạ không bị nhiễm trùng thì không để lại sẹo. Bệnh lây qua không khí, nước bọt, tiếp xúc trực tiếp hoặc hít phải các hạt li ti từ các mụn nước ở da và từ mẹ truyền sang con qua nhau thai. Do đó, cách phòng ngừa tốt nhất là cách ly trẻ bệnh và tiêm phòng vắc-xin thủy đậu.
Thủy đậu nặng vẫn có thể gây tử vong khi gặp các biến chứng như viêm não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm gan…'Khi đã mắc bệnh, cần cách ly trẻ ngay để không lây cho trẻ khác. Tuyệt tối, không kiêng tắm mà trái lại cần vệ sinh kỹ lưỡng hơn để tránh nhiễm trùng da, nốt rạ gây di chứng sẹo. Cũng không uống các loại nước gốc rạ, không trùm kín trẻ, mà phải tạo môi trường hết sức thông thoáng cho bệnh nhi', bác sĩ Khanh lưu ý.
Đồng thời, cho trẻ uống thuốc hạ sốt, dùng thuốc kháng vi-rút từ 24 - 72 giờ sau khởi phát. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng dễ tiêu nếu trẻ có nốt rạ trong miệng. Sử dụng kháng sinh khi nốt rạ có mủ, tấy đỏ xung quanh. Nếu thấy trẻ sốt cao liên tục, vết rạ đỏ lên thì phải vào bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh thủy đậu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!