Kiệt sức do nóng, làm gì để phòng tránh?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Vào mùa nóng, cơ thể bạn có nguy cơ kiệt sức vì nhiều lý do. Những chia sẻ dưới đây giúp bạn phòng ngừa và giữ gìn sức khỏe tốt hơn nhé!

Nhiệt kiệt sức – kiệt sức do nắng nóng là một căn bệnh liên quan đến nhiệt độ, thường xảy ra sau khi bạn tiếp xúc với nhiệt độ cao và thường được đi kèm với tình trạng mất nước.

Có hai loại kiệt sức do nhiệt:

  • Cạn nước là dấu hiệu bao gồm khát nước quá mức, suy nhược, đau đầu và mất ý thức;
  • Cạn kiệt muối là dấu hiệu bao gồm buồn nôn và nôn, chuột rút cơ bắp và chóng mặt.

Mặc dù kiệt sức do nhiệt không nghiêm trọng như đột quỵ nhiệt nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ. Nếu không chữa trị kịp thời, kiệt sức do nhiệt có thể trở thành đột quỵ nhiệt, gây tổn hại não bộ và cơ quan quan trọng khác và thậm chí gây tử vong.

Các triệu chứng của nhiệt kiệt sức

Các dấu hiệu và triệu chứng của kiệt sức do nhiệt phổ biến nhất bao gồm:

  • Lú lẫn;
  • Nước tiểu sẫm màu (đây là một dấu hiệu của mất nước);
  • Chóng mặt;
  • Ngất xỉu;
  • Mệt mỏi;
  • Nhức đầu;
  • Co rút cơ bụng;
  • Buồn nôn, ói mửa hoặc tiêu chảy;
  • Da nhợt nhạt;
  • Đổ nhiều mồ hôi;
  • Tim đập loạn nhịp.

Bạn phải làm gì khi bị nhiệt kiệt sức?

Nếu bạn, hoặc bất cứ ai, có các triệu chứng của kiệt sức, hãy ngay lập tức tránh xa cái nóng và nghỉ ngơi, tốt nhất là trong phòng máy lạnh. Nếu bạn không thể đi vào bên trong chỗ mát mẻ, hãy cố gắng tìm nơi thoáng mát và có bóng râm gần nhất.

Ngoài ra bạn nên:

  • Uống nhiều chất lỏng (tránh caffeine và rượu);
  • Không mặc bất kỳ quần áo nào quá chật hoặc không cần thiết;
  • Tắm, ngâm mình trong bồn tắm hoặc dùng miếng bọt biển tắm mát;
  • Áp dụng các biện pháp làm mát khác như quạt hoặc dùng khăn băng.

Nếu các biện pháp này không làm dịu tình trạng của bạn trong vòng 15 phút, hãy đi khám bác sĩ ngay vì kiệt sức do nhiệt không được điều trị có thể dẫn đến đột quỵ nhiệt.

Sau khi thoát khỏi tình trạng kiệt sức, rất có thể bạn sẽ nhạy cảm hơn với nhiệt độ cao trong suốt tuần sau, vì vậy tốt nhất hãy tránh thời tiết nóng và không tập thể dục quá sức cho đến khi bác sĩ cho phép bạn tiếp tục hoạt động bình thường.

Nguy cơ gây nhiệt kiệt sức đến từ đâu?

Các yếu tố nguy cơ gây nên kiệt sức do nhiệt liên quan chặt chẽ đến các chỉ số nhiệt độ. Đây là một chỉ số đo lường cảm giác nóng mà bạn cảm thấy khi chịu ảnh hưởng của độ ẩm và nhiệt độ không khí. Độ ẩm khoảng 60% hoặc nhiều hơn có thể khiến mồ hôi bốc hơi và cản trở khả năng làm mát của cơ thể.

Khi chỉ số cao hơn 90, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng cao. Vì vậy, điều quan trọng bạn cần đặc biệt chú ý trong đợt nắng nóng hiện tại là phải chú ý đến các chỉ số nhiệt, đồng thời hãy nhớ rằng chỉ số nhiệt thậm chí còn cao hơn khi bạn đứng dưới ánh nắng mặt trời.

Nếu sống trong khu vực đô thị, bạn rất dễ bị kiệt sức khi đợt nóng kéo dài, đặc biệt nếu điều kiện khí quyển trì trệ và chất lượng không khí kém. Ở những vùng đô thị thường có hiệu ứng đảo nhiệt, nghĩa là nhựa đường và bê tông sẽ hấp thụ nhiệt vào ban ngày và dần tỏa nhiệt vào ban đêm, kết quả là nhiệt độ ban đêm nơi bạn sinh sống sẽ cao hơn.

Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh liên quan đến nhiệt bao gồm:

  • Tuổi. Trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ hơn 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đặc biệt rất dễ bị bệnh bởi hai nhóm này thích nghi với nhiệt chậm hơn so với những nhóm khác.
  • Một số bệnh bao gồm bệnh tim, phổi, thận, béo phì hoặc thiếu cân, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tâm thần, thiếu máu hồng cầu hình liềm, nghiện rượu, cháy nắng và bất kỳ căn bệnh nào gây sốt. Những người bị bệnh tiểu đường thường có nguy cơ cao phải cấp cứu, nhập viện và tử vong do các bệnh liên quan đến nhiệt trong các đợt nắng nóng.
  • Thuốc men. Bao gồm một số loại thuốc sau đây: thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, kích thích, thuốc tim, huyết áp và các loại thuốc cho bệnh tâm thần.

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu điều kiện sức khỏe và thuốc bạn uống có thể ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng nhiệt độ và độ ẩm của bạn.

Bạn cần làm gì để phòng tránh nhiệt kiệt sức?

Khi chỉ số nhiệt tăng cao, tốt nhất bạn nên ở trong phòng có máy điều hòa. Nếu phải đi ra ngoài, bạn có thể ngăn ngừa kiệt sức vì nóng bằng các bước sau:

  • Mặc đồ thoáng mát, sáng màu, rộng rãi và đội mũ rộng vành;
  • Sử dụng kem chống nắng có SPF từ 30 trở lên;
  • Uống nhiều nước. Để ngăn chặn tình trạng mất nước, hãy uống nhiều nước, nước trái cây hoặc nước ép rau quả mỗi ngày. Vì bệnh liên quan đến nhiệt cũng có thể là kết quả của việc suy giảm muối trong cơ thể nên bạn có thể uống các loại nước thể thao giàu chất điện phân trong thời kỳ nhiệt độ và độ ẩm cao. Hãy hỏi xin bác sĩ để chọn uống các loại nước tốt nhất và xác định xem mình nên uống bao nhiêu là đủ;
  • Một khuyến nghị chung cho những người tập thể dục cường độ cao: bạn nên uống 500 – 600 ml chất lỏng trong vòng 2-3 giờ trước khi tập thể dục và uống thêm 250 ml nước ngay trước khi tập thể dục. Trong thời gian tập thể dục, bạn nên uống 150 – 300 ml nước mỗi 20 phút cho dù không cảm thấy khát nước. Ngoài ra, hãy uống 240 ml nước trong vòng nửa giờ sau khi tập thể dục.

Tránh các chất lỏng chứa caffeine hoặc cồn bởi vì cả hai chất này có thể làm cho bạn bị mất nước nhiều hơn và tình trạng kiệt sức vì nóng trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn bị động kinh hoặc bệnh tim, thận hoặc gan và phải giữ một chế độ ăn uống hạn chế chất lỏng, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tăng lượng chất lỏng nạp vào cơ thể hàng ngày.

Nhiệt kiệt sức nếu như không được phòng tránh và điều trị đúng lúc có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn như sốc nhiệt.

Những điều bạn cần biết về sốc nhiệt (đột quỵ do sốc nhiệt)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!