Các khoa học tại ĐH California, Irvine mới đây đã thử nghiệm thành công khả năng biến đổi gen của muỗi Anopheles, khiến chúng không thể truyền bệnh sốt rét cho con người được nữa.
Cụ thể, các nhà khoa học đã 'chỉnh sửa' một đoạn gen trong muỗi, cho phép chúng sản sinh ra kháng thể chống lại ký sinh trùng sốt rét, không cho chúng lây lan.
Bằng các công nghệ mới nhất, đặc biệt là công nghệ sửa đổi gen mang tên Crispr, các khoa học gia đã có thể đưa thêm một đoạn gen kháng thể vào trong ADN của muỗi. Đoạn gen này cũng khiến cho mắt muỗi phát ra ánh huỳnh quang màu đỏ, giúp chúng ta dễ dàng phân biệt chúng với muỗi thường.
Đặc biệt, gen đột biến này có tỉ lệ di truyền lên tới 99,5% khi giao phối với muỗi thường - một con số khủng khiếp. Theo giáo sư Anthony James - tác giả nghiên cứu - đây thực sự là một bước đột phá lớn.
Ký sinh trùng Plasmodium gây bệnh sốt rét (Ảnh minh họa: Internet)
Ông chia sẻ: 'Khám phá này thực sự cho thấy tiềm năng loại bỏ hoàn toàn bệnh sốt rét - thứ tiêu giết chết hàng triệu người mỗi năm. Những con muỗi này chưa phải sản phẩm cuối cùng, nhưng công nghệ tạo ra chúng đang được cụ thể hóa để cho ra đời số lượng lớn'.
Giáo sư côn trùng học Peter Atkinson thuộc ĐH Cornell bổ sung: 'Đây có thể là phương pháp quyết định cho việc kiểm soát dịch sốt rét tại các vùng nguy hiểm trên thế giới'.
Sốt rét là một bệnh khác phổ biến tại các khu vực nhiệt đới ẩm, do một loại ký sinh trùng mang tên Plasmodium gây nên.
Plasmodium kí sinh trong cơ thể muỗi Anopheles cái, và lây lan khi chúng ta bị muỗi đốt.
Hàng năm có từ 300 - 500 triệu người mắc bênh sốt rét, trong đó có khoảng 2 triệu người tử vong.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!