Làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu?

Chăm Sóc Bé - 05/03/2024

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là căn bệnh hay gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Căn bệnh khiến bao quy đầu bị sưng lên, đỏ tấy, nóng rát, tiểu buốt, khiến cho bé quấy khóc nhiều, bứt rứt khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu? Sau đây Lily & WeCare sẽ cho cha mẹ biết nên làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em là căn bệnh hay gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Căn bệnh khiến bao quy đầu bị sưng lên, đỏ tấy, nóng rát, tiểu buốt, khiến cho bé quấy khóc nhiều, bứt rứt khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Vậy cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu? Sau đây Lily & WeCare sẽ cho cha mẹ biết nên làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu.

Làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu?

Nguyên nhân gây viêm bao quy đầu ở trẻ em

Bệnh viêm xảy ra do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, cha mẹ có thể lưu tâm hai căn nguyên phổ biến nhất hiện nay là:

- Trẻ bị bất thường ở bao quy đầu (bị hẹp bao quy đầu hoặc dài bao quy đầu bẩm sinh): Những bệnh lý về bao quy đầu này là căn nguyên điển hình nhất bởi chúng là nơi các cặn bã nước tiểu, chất bẩn tích tụ lại, làm vi khuẩn phát triển sinh sôi, từ đó gây viêm bao quy đầu.

- Việc vệ sinh cá nhân hàng ngày không được đảm bảo sạch sẽ: Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày là điều rất quan trọng. Việc giữ gìn vệ sinh kém, không rửa ráy thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến trẻ mắc bệnh. Hoặc là do trẻ thường xuyên chơi đùa, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như ao hồ, sông suối, nước bẩn cũng sẽ khiến bị viêm nhiễm bao quy đầu.

Làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu?

Triệu chứng viêm bao quy đầu ở trẻ

Khi trẻ bị viêm bao quy đầu, bố mẹ có thể phát hiện ra nhờ những triệu chứng như:

- Vùng da bao quy đầu và quy đầu dương vật của trẻ nhỏ đỏ và sưng tấy.

- Nếu kiểm tra bằng tay có thể thấy quanh lỗ sáo có một lớp bựa bẩn màu trắng đục, sạn như vôi.

- Trẻ ngại đi tiểu, thậm chí kêu khóc trong mỗi lần đi. Nguyên nhân là do trẻ bị đau, buốt.

- Nếu quan sát sẽ thấy nước tiểu của trẻ có màu vàng đục và khai nồng. Đôi khi có thể lẫn máu, trong trường hợp này phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ sớm.

Làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu?

- Khi tắm cho bé, bạn nên rửa và lộn bao quy đầu cho con. Cần vệ sinh sạch sẽ các chất cặn thừa trong nước tiểu, dịch nhầy của đường tiết niệu còn đọng ở nếp da quy đầu.

- Nếu bao quy đầu của bé bị dính lại, ngứa ở đầu dương vật, đi tiểu tiện đau buốt và bị sưng đỏ thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị.

- Nếu trẻ có hiện tượng hẹp hoặc dài bao quy đầu thì điều trị càng sớm càng tốt (sau 5 tuổi và muộn nhất là trước tuổi dậy thì) để tránh những biến chứng về sau của bệnh.

Trẻ em được chỉ định cắt bao quy đầu trong những trường hợp

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý, lúc này bao quy đầu của bé bị chít hẹp xơ chai.

- Trong trường hợp điều trị bảo tồn thất bại.

- Vì lý do tôn giáo, thẩm mỹ hoặc yêu cầu của người nhà.

Làm gì khi trẻ bị viêm bao quy đầu?

Điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em

Một lời khuyên của các chuyên gia dành cho cha mẹ là khi phát hiện những triệu chứng bất thường ở bao quy đầu của trẻ như bị sưng tấy đỏ, có mủ hoặc lở loét, bé hay sờ vào dương vật, kêu đau hoặc khóc khi đi tiểu thì cần cho bé đi thăm khám ngay.

Viêm bao quy đầu ở trẻ em cần phải được tiến hành điều trị sớm và dứt điểm nếu không sẽ rất nguy hại và ảnh hưởng lớn tới chức năng sinh lý, sức khỏe sinh sản của trẻ khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, cha mẹ không nên xử trí tại nhà bằng các biện pháp truyền miệng mà cần đưa con cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và khám chữa.

Sau khi được thăm khám cụ thể và xác định được chính xác căn nguyên khiến trẻ bị viêm bao quy đầu thì các chuyên gia nam học sẽ nhanh chóng chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp nhất và an toàn nhất cho trẻ.

- Nếu trẻ bị viêm bao quy đầu chỉ do viêm nhiễm đơn thuần thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng nội khoa là sử dụng các loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm chuyên dùng cho trẻ. Những loại thuốc này có thể ở dạng bôi, rửa hay uống tùy theo tình hình bệnh, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống sưng, giảm đau...

- Nếutrẻ bị viêm bao quy đầudo bất thường ở bao quy đầu như dài hoặc hẹp bao quy đầu cùng với việc điều trị bằng thuốc, việc can thiệp ngoại khoa cắt bao quy đầu là cần phải tiến hành để cắt đứt nguyên nhân. Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu vô cùng đơn giản nên cha mẹ không cần lo lắng.

Bên cạnh các phương pháp điều trị viêm bao quy đầu ở trẻ em, cha mẹ cần giúp trẻ vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Việc vệ sinh phải ở cả trong và ngoài bao quy đầu, quy đầu dương vật, khi vệ sinh cần lộn phần bao quy đầu ra để rửa sạch sẽ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!