Làm sao để đối phó với tình trạng căng thẳng?

Tâm lý - 11/24/2024

Căng thẳng kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Sau đây là những cách giúp bạn đối phó với tình trạng căng thẳng.

Ngoài dùng thuốc thì việc thay đổi lối sống như ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng căng thẳng.

Nhiều người thường nghĩ căng thẳng là tình trạng thường gặp và không có gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, căng thẳng kéo dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là những cách giúp bạn đối phó với tình trạng căng thẳng.

Bạn có thể đối phó với tình trạng căng thẳng bằng 3 phương pháp chính, bao gồm thay đổi lối sống, kiểm soát căng thẳng và dùng thuốc.

Thay đổi lối sống

  • Tập thể dục có ảnh hưởng rất tốt đến tinh thần và thể chất của mọi người;
  • Phân chia công việc hợp lý. Nếu bạn nghĩ mình không có khả năng làm chuyện gì đó, rất có thể bạn sẽ bị stress;
  • Học cách nói “không”. Đừng vội vàng chấp nhận mọi thứ. Nếu bạn không thể làm điều gì đó tốt hoặc nếu không phải là trách nhiệm của bạn, hãy cố gắng tìm cách từ chối;
  • Hạn chế dùng rượu và thuốc: Rượu và thuốc sẽ không giúp bạn kiểm soát stress tốt hơn. Bạn nên dừng hoặc hạn chế sử dụng chúng;
  • Caffeine: Nếu bạn uống cà phê và các loại thức uống khác chứa hàm lượng caffeine cao, hãy hạn chế sử dụng chúng hoặc dừng sử dụng;
  • Bổ sung dinh dưỡng: Ăn nhiều trái cây và rau củ. Hãy chắc chắn rằng bạn có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng;
  • Sắp xếp thời gian: Bạn nên dành một chút thời gian mỗi ngày để chăm sóc bản thân. Hãy sử dụng thời gian đó, thư giãn và theo đuổi sở thích của mình;
  • Hít thở đúng: Tìm hiểu và thực hiện theo một số kỹ thuật thở hiệu quả có thể làm khiến bạn thoải mái hơn;
  • Nói chuyện với bạn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và sếp. Hãy tâm sự với mọi người những gì bạn suy nghĩ và lo lắng;
  • Tìm kiếm bác sĩ. Nếu stress ảnh hưởng xấu đến cách bạn làm việc, hãy đi khám bác sĩ. Căng thẳng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn;
  • Kỹ thuật thư giãn: Thiền định, massage hoặc yoga có thể giúp người giảm bớt căng thẳng.

Kiểm soát tình trạng căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn loại bỏ hoặc thay đổi nguyên nhân khiến bạn căng thẳng và cách nhìn của bạn về vấn đề gây ra căng thẳng, nhờ đó giảm tác động xấu của stress lên cơ thể.

Bạn có thể học cách tự kiểm soát stress qua đọc sách hoặc tham dự khóa học quản lý căng thẳng. Ngoài ra, bạn có thể tìm sự giúp đỡ của một bác sĩ hoặc nhà trị liệu tâm lý để có thêm lời khuyên. Nhiều liệu pháp khác cũng giúp bạn thư giãn, chẳng hạn như dùng dầu thơm, bấm huyệt bàn chân.

Thuốc

Các bác sĩ thường không kê toa các loại thuốc để điều trị căng thẳng, trừ khi bệnh nhân có một căn bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như trầm cảm hoặc lo lắng. Trong những trường hợp như vậy, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc chống trầm cảm. Bạn nên lưu ý rằng tất cả các loại thuốc chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái tạm thời chứ không hoàn toàn giúp bạn đương đầu và giải quyết căng thẳng.

Căng thẳng là điều không thể tránh trong cuộc sống. Do vậy, bạn nên xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực để cảm thấy vui khỏe mỗi ngày và sẵn sàng đối mặt với mọi chuyện trong cuộc sống. Bạn cũng cần lưu ý rằng không phải tất cả các loại căng thẳng đều có hại cho cơ thể bạn, hãy giữ nó ở mức độ vừa phải để làm việc hiệu quả hơn.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Đánh tan căng thẳng bằng liệu pháp thiên nhiên
  • “Đập tan” căng thẳng với 9 cách siêu đơn giản
  • Bạn có tin những thực phẩm này giúp giảm căng thẳng?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!