Làm sao để hạ triglyceride máu?

Kiến Thức Y Học - 05/06/2024

Nồng độ triglyceride cao trong máu là một điều đáng lo ngại vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc cá bệnh về tim, đột quỵ. Vậy nếu muốn hạ nồng độ triglyceride máu nhanh chóng cần làm gì? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết sau.

Nồng độ triglyceride cao trong máu là một điều đáng lo ngại vì nó có thể làm tăng nguy cơ mắc cá bệnh về tim, đột quỵ. Vậy nếu muốn hạ nồng độ triglyceride máu nhanh chóng cần làm gì? Hãy cùng Lily & WeCare theo dõi bài viết sau.

Triglyceride là gì?

Khi năng lượng mà bạn cung cấp vào cơ thể không được đốt cháy sẽ dự trữ bên trong cơ thể dưới dạng mỡ là triglyceride.

Khi bạn cần năng lượng giữa những bữa ăn, cơ thể sẽ sản xuất các hormone huy động triglyceride từ tế bào mỡ vào trong dòng máu. Nếu như bạn nạp quá nhiều calo hơn cần thiết, lượng triglyceride trong máu sẽ cao. Kết quả là tình trạng tăng triglyceride máu. Việc này có thể làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh tim, dẫn tới các cơn nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Chẩn đoán tăng triglyceride máu cao như thế nào?

Xét nghiệm mỡ máu (lipid panel) là loại xét nghiệm máu định lượng nồng độ triglyceride trong máu và những dạng cholesterol chính, bao gồm tổng lượng cholesterol, LDL, HDL. Khi thực hiện xét nghiệm bạn sẽ được yêu cầu không ăn gì và chỉ uống nước trong 12h - 14h.

Lượng triglyceride máu bình thường là ít hơn 150mg/dL. Lượng triglyceride cao sát nút nếu chỉ số xét nghiệm nằm trong khoảng 150 - 199 mg/dL, lượng triglyceride cao là ở giữa 200 - 499mg/dL, và rất cao khi lớn hơn 500 mg/dL.

Làm sao để hạ triglyceride máu?

Nguyên nhân dẫn tới triglyceride máu cao

Lượng triglyceride máu cao thường xảy ra ở những người bị béo phì. Triglyceride cao cũng là một phần do hội chứng chuyển hóa. Ngoài lượng triglyceride cao, những người gặp tình trạng này có sự tích tụ mỡ ở quanh vòng eo, tăng huyết áp, lượng cholesterol cũng như đường máu bất thường, những người này có nguy cơ lớn về tiến triển bệnh tim mạch. Triglyceride cao có thể xảy ra cùng với một số bệnh:

  • Tiểu đường tuýp 2 kiểm soát kém

  • Suy giáp

  • Bệnh gan

  • Bệnh thận

  • Ảnh hưởng phụ của việc sử dụng thuốc từ thuốc chẹn beta trong việc điều trị tăng huyết áp, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc steroid và tamoxifen dùng để điều trị ung thư vú.

Cần làm gì để hạ triglyceride máu

  • Nếu bạn mắc tiểu đường, lượng cholesterol cao hoặc tăng huyết áp, hãy đảm bảo luôn tuân theo việc điều trị được khuyến cáo

  • Duy trì cân nặng một cách phù hợp với các thực phẩm an toàn

  • Chú ý giảm lượng năng lượng mà bạn nạp vào trong cơ thể

  • Giảm đường cũng như các thức ăn chứa đường hàng ngày; thường xuyên cung cấp chất xơ và carbohydrate hỗn hợp từ rau củ, hoa quả, cây họ đậu hoặc những ngũ cốc

  • Giảm lượng cholesterol nạp vào, mỗi ngày ít hơn 300mg/ngày với hầu hết mọi người, hoặc thấp hơn 200 mg/ngày nếu bạn mắc bệnh tim.

  • Cần chú ý tới chất béo trong thực đơn hàng ngày. Không sử dụng các sản phẩm có chứa chất béo, giảm chất béo bão hòa như dầu hạt cải, dầu ôliu, axit béo omega 3,..

  • Không uống rượu, hoặc những chất có cồn, chất kích thích.

  • Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30phút/ngày. Nên chú ý tập thể dục nhẹ nhàng, không tập quá sức.

Làm sao để hạ triglyceride máu?

Thay đổi lối sống làm không giảm lượng triglyceride máu - nên làm gì?

Nếu đã thực hiện các biện pháp giảm triglyceride máu tuy nhiên vẫn chưa ổn định, bạn hãy nên gặp bác sĩ để sử dụng thuốc giúp giảm lượng triglyceride trong máu và thuốc giúp làm giảm cholesterol cũng hỗ trợ giảm lượng triglyceride. Axit nicotinic và các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrates sẽ giúp bạn giảm lượng tryglyceride trở về bình thường. Statin và acid mật nhóm resin được sử dụng làm giảm LDL, cũng có thể được sử dụng cùng lúc.

Khi triglyceride máu cao bạn hãy thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe hợp lý với chế độ ăn uống, tập thể dục. Lưu ý cần tới các cơ sở y tế có uy tín thăm khám và nhận sự điều trị của bác sĩ.

Xét nghiệm theo dõi mỡ máu tại Xander

Người ta gọi mỡ máu cao là thành phần mỡ trong máu cao hơn mức bình thường. Chứng mỡ máu cao chủ yếu là tăng cholesterol và triglycerid. Vì vậy để xác định mình có bị mỡ máu cao hay không, bạn nên làm các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần:Để định lượng nồng độ cholesterol toàn phần. Bình thường nồng độ cholesterol toàn phần có giá trị từ 4-5mmol/l. Nếu chỉ số này lớn hơn mức tiêu chuẩn thì bạn đã nhiễm mỡ máu cao.
  • Xét nghiệm triglycerid toàn phần:Để định lượng nồng độ triglycerid toàn phần. Bình thường nồng độ triglycerid toàn phần có giá trị nhỏ hơn 2,3mmol/l. Khi chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn thì được gọi là mỡ máu cao.

Chỉ với một cuộc điện thoại hay một cú click, bạn có ngay xét nghiệm mỡ máu tại nhà của Xander, với:

  • Toàn bộ quy trình phân tích mẫu xét nghiệm sẽ được thực hiện tại phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện nhiệt đới Trung ương.
  • Với Xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ được lấy mẫu xét nghiệm tại nơi mình đăng ký thay vì ngồi cả ngày chờ đợi mệt mỏi ở bệnh viện.
  • Nhanh chóng có ngay kết quả xét nghiệm chính xác và Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
  • Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Làm sao để hạ triglyceride máu?

Hiện Xander cung cấpGói xét nghiệm theo dõi mỡ máugiúp bệnh nhân kiểm soát nồng độ mỡ trong máu phòng ngừa biến chứng nguy hiểm.

Chi phí xét nghiệm

  • Giá Gói xét nghiệm theo dõi mỡ máu Xander đề xuất: 520,000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Thảo dược tự nhiên chữa mỡ máu cao hiệu quả
  • Mỡ máu triglycerid cao là hiện tượng gì?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!