Tai biến mạch máu não luôn được xem là loại bệnh nguy hiểm, không chỉ gây nên những đau đớn mà còn có thể gây chết người. Dưới đây là sơ lược về bệnh tai biến mạch máu não, những cách điều trị cũng như phòng tránh bệnh.
Bệnh tai biến mạch máu não là gì?
Bệnh tai biến mạch máu não là một căn bệnh thuộc nhóm các tình trạng có liên quan đến mạch máu não như đột quỵ. Những biến cố bệnh này gây ảnh hưởng đến sự cung cấp máu cho não.
Sự tắc nghẽn, dị tật hoặc xuất huyết có thể khiến não hấp thụ lượng oxy thấp và gây ra sự tổn thương.
Bệnh tai biến mạch máu não có thể gia tăng, trong đó có chứng nghẽn mạch máu (DVT) và xơ vữa động mạch.
Bệnh liên quan đến mạch máu não có 4 loại: đột quỵ, tai biến mạch máu não, phình động mạch chủ và dị dạng mạch máu.
Nếu mạch máu não bị tổn thương, các mạch máu sẽ không thể cung cấp máu đến các bộ phận trong não. Não không có máu sẽ không có oxy và nếu không có oxy, các tế bào trong não sẽ chết (máu có nhiệm vụ vận chuyển khí oxy đến tất cả các tế bào trong cơ thể). Vì vậy, não bị tổn thương là điều không thể nào tránh khỏi.
Những nguyên nhân và triệu chứng
Nguyên nhân
Bệnh mạch máu não có thể xảy ra với nhiều lý do khác nhau. Xơ vữa động mạch là một loại của tai biến mạch máu não. Nó xảy ra khi cơ thể có hàm lượng mỡ trong máu tăng cao, cùng với chứng viêm trong động mạch não, làm cho mỡ trong máu phát triển trong mao mạch gây ra chứng hẹp hoặc tắc nghẽn dòng chảy của máu trong động mạch.
Triệu chứng
Một bệnh nhân mắc bệnh tai biến mạch máu não sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng sau đây:
- Đột ngột đau đầu dữ dội;
- Bị liệt một bên (bệnh liệt nửa người);
- Yếu một bên thân người (bệnh liệt bán thân);
- Khó hiểu hoặc không hiểu được người khác đang nói gì;
- Giao tiếp khó khăn;
- Giảm thị lực;
- Mất thăng bằng;
- Thiếu tỉnh táo.
Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu phát hiện mình đang có một trong số những triệu chứng trên để phòng bệnh và chữa trị kịp thời.
Những yếu tố nguy hiểm
Đột quỵ là hình thức phổ biến nhất của bệnh tai biến mạch máu não. Nhiều khả năng bệnh sẽ xảy ra ở bệnh nhân là đàn ông trên 65 tuổi hoặc bênh nhân mà người nhà của họ đã có tiền căn đột quỵ trước đó.
Những yếu tố làm bệnh nhân gia tăng nguy cơ đột quỵ và những hình thức khác của bệnh tai biến mạch máu não bao gồm:
- Cao huyết áp, hoặc huyết áp ở khoảng 140/90 mm Hg hoặc cao hơn;
- Hút thuốc;
- Béo phì;
- Chế độ ăn kém dinh dưỡng, thiếu tập thể dục;
- Tiểu đường;
- Mỡ trong máu cao khoảng 240 mg/dL hoặc cao hơn.
Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn phòng ngừa một vài yếu tố ở trên đấy.
Những yếu tố trên có thể gia tăng thêm nguy cơ phình động mạch não. Tuy nhiên, dạng này cũng có thể xảy ra đối với những bệnh nhân trẻ hơn như khuyết tật bẩm sinh hoặc chấn thương đầu. Ngoài ra, dị dạng mạch máu có thể xảy ra ở não trong thời kỳ mang thai.
Những yếu tố nguy cơ khác gồm có:
- Bệnh Moyamoya: là những rối loạn cực kỳ hiếm gặp, biểu hiện qua chứng chít hẹp các mạch máu thuộc vành động mạch não trong hộp sọ khiến máu bị thiếu não cục bộ;
- U tĩnh mạch: là một căn bệnh mà cứ 50 người sẽ có một bệnh nhân mắc bệnh. Bệnh này hiếm khi khiến cơ thể chảy máu hoặc hiếm khi có những triệu chứng hay dấu hiệu báo trước bạn đã mắc bệnh;
- Tĩnh mạch của Galen dị dạng: một rối loạn động mạch phát triển trong suốt quá trình thai nghén.
Một số thuốc nhiều khả năng có thể làm máu bị đóng cục hoặc tăng nguy cơ đột quỵ do thiếu máu.
Liệu pháp hormone thay thế có thể gia tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân đã có tiền sử mắc bệnh xơ vữa động mạch và bệnh động mạch cảnh.
Ở phần 2, mời bạn cùng tìm hiểu thông tin về cách phòng ngừa cũng như điều trị căn bệnh nguy hiểm này.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Ai có thể hỗ trợ bạn chăm sóc cho con bị đột quỵ?
- Thiếu DHA ảnh hưởng đến não bộ của trẻ như thế nào?
- Axit folic, vitamin B12 và nguy cơ mắc bệnh ung thư vú
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!