Làm việc khi sức khỏe không tốt? 5 tuyệt chiêu cho cô nàng hay ốm

Bí quyết sống khỏe - 04/20/2024

Nếu tình trạng nghỉ ốm lặp lại nhiều lần thì cấp trên sẽ đánh giá bạn không cao, thậm chí sẽ có ý định thay thế người khác để duy trì hiệu quả công việc. Vậy làm sao bạn có thể làm việc khi sức khỏe không tốt?

Nếu tình trạng nghỉ ốm lặp lại nhiều lần thì cấp trên sẽ đánh giá bạn không cao, thậm chí sẽ có ý định thay thế người khác để duy trì hiệu quả công việc. Vậy làm sao bạn có thể làm việc khi sức khỏe không tốt?

Khi bạn có một dự án lớn tại nơi làm việc trong tuần với deadline sát nút, có thể bạn sẽ phải làm việc thêm giờ, thậm chí mất ngủ và rồi bị ốm lúc nào không hay. Đây là một vấn đề phổ biến mà ngay cả những người có sức khỏe tốt vẫn có nguy cơ gặp phải khi đi làm.

Nếu sức khỏe của bạn không đủ tốt để ngày nào cũng tràn đầy năng lượng giải quyết công việc thì bạn cần học cách duy trì hiệu quả công việc trong lúc đối phó với các chứng bệnh. Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn làm việc khi sức khỏe không tốt để có thể đảm bảo tiến độ công việc và tạo ấn tượng là một nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao.

1. Chia nhỏ thời gian làm việc

Làm việc khi sức khỏe không tốt? 5 tuyệt chiêu cho cô nàng hay ốm

Khi bạn làm việc liên tục trong một khoảng thời gian dài 8 tiếng sẽ gây khó khăn cho bạn hoàn thành nhiệm vụ trong tình trạng sức khỏe không tốt. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong những khoảng thời gian ngắn xen kẽ với thời gian nghỉ thường xuyên thì bạn có thể giữ được năng lượng dài hơi hơn và đảm bảo rằng bạn hoàn toàn tập trung vào công việc hiện tại.

Bạn có thể thử nghiệm phương pháp làm việc chia quỹ thời gian của mình thành những lượng ngắn và nghỉ ngơi theo định kỳ. Bạn làm việc 25 phút sau đó nghỉ ngơi ít phút và có thể nghỉ khi bạn cảm thấy mệt mỏi. Điều này giúp bạn có thời gian để nghỉ ngơi nhưng đồng thời cũng giúp bạn hoàn thành công việc ở chừng mực cho phép. Lưu ý là bạn nên đặt mục tiêu làm việc vừa phải để duy trì sức khỏe, đừng quá tham công tiếc việc để ngăn ngừa tình trạng trở nên trầm trọng hơn nhé.

2. Xin phép làm việc tại nhà

Làm việc khi sức khỏe không tốt? 5 tuyệt chiêu cho cô nàng hay ốm

Nếu bạn muốn làm việc khi sức khỏe không tốt, bạn có thể xin phép làm việc tại nhà để cách ly bản thân khỏi đồng nghiệp. Nếu bạn đang làm về cùng một dự án với họ, bạn không nên để các đồng nghiệp có thể bị lây bệnh từ bạn.

Điều này sẽ đảm bảo rằng dù cho hiệu quả làm việc của bạn thấp hơn thì hiệu quả làm việc của những người khác cũng không bị ảnh hưởng. Do đó, dự án chung của cả nhóm sẽ vẫn được tiến hành trơn tru và hiệu quả.

3. Xin nghỉ phép một ngày

Làm việc khi sức khỏe không tốt? 5 tuyệt chiêu cho cô nàng hay ốm

Trong trường hợp bạn cảm thấy mình không thể bước xuống giường, thay quần áo và lái xe đến công ty thì tốt nhất là nên xin phép nghỉ một ngày để theo dõi sức khỏe. Nếu bạn đang có công việc cấp bách cần giải quyết gấp thì hãy nhanh chóng bàn giao cho đồng nghiệp để hỗ trợ trong thời gian nghỉ. Khi bạn thu xếp mọi việc ổn thỏa, cấp trên của bạn sẽ không bị áp lực và đánh giá cao tinh thần làm việc khi bị ốm của bạn.

Khi bạn thực sự bị bệnh nặng thì hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi một ngày, điều này sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh hơn nhiều. Ngoài ra, nghỉ ngơi cũng sẽ giúp bạn không mắc phải những sai lầm không nên có khi làm việc cũng như khi giao tiếp với mọi người. Đừng tự tạo áp lực quá mức hay khiến bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng do làm việc khi sức khỏe không tốt. Đây cũng chính là lý do tại sao bạn nên luôn dự trù “phương án B” chính là người đồng nghiệp nhiệt tình hay cấp dưới tận tâm để tránh công việc tồn đọng khi bạn bị ốm.

4. Tích cực trị bệnh để nhanh chóng hồi phục

Làm việc khi sức khỏe không tốt? 5 tuyệt chiêu cho cô nàng hay ốm

Bạn có thể ăn súp gà, uống nước cam, uống nhiều nước và uống thuốc bổ sung vitamin. Bạn nên mua thuốc tại các tiệm thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dùng các phương thuốc thảo dược cổ truyền mà bạn không có phản ứng phụ nào với loại thuốc đó.

Hãy làm bất cứ điều gì để bạn cảm thấy tốt hơn. Nếu bạn ăn uống đúng cách và uống nhiều đồ uống lỏng, bạn sẽ được chuẩn bị tốt hơn để tiếp tục làm việc với những dự án quan trọng mà không phải quay trở lại và xem lại công việc trước đó trong thời gian bạn bị ốm. Hãy nhớ rõ là những loại thuốc cụ thể mà bạn dùng có thể gây ra triệu chứng choáng váng hoặc cảm giác buồn nôn do tác dụng phụ.

Bạn có thể thấy thoải mái hơn bằng việc tắm nước nóng, để nước nóng hoặc lạnh áp vào da và mặt, uống nhiều trà thảo dược, và đặt nhiều gối dưới vùng cổ khi ngủ để cải thiện tư thế của đầu cho việc làm khô vùng xoang nếu bị cảm lạnh.

5. Bắt kịp tiến độ công việc sau khi nghỉ phép

Làm việc khi sức khỏe không tốt? 5 tuyệt chiêu cho cô nàng hay ốm

Nếu bạn muốn làm việc khi sức khỏe không tốt, bạn có thể biến thời gian của mình trở nên hữu ích bằng cách thay đổi trọng tâm công việc. Ví dụ như thay vì làm việc với những dự án quan trọng mà bạn thường dễ dàng mắc phải sai lầm vì sức khỏe không tốt thì bạn hãy lên kế hoạch làm sao để bắt kịp tiến độ công việc sau khi nghỉ ốm.

Lúc ấy, bạn sẽ hạn chế khả năng trở nên cau có hay tạo quá nhiều tình trạng căng thẳng cho chính mình trong công việc. Thực tế, bạn cũng sẽ cảm thấy hơi áy náy nếu cứ nghỉ ngơi mà không làm gì hay bỏ mặc mọi người xử lý phần việc của mình. Việc tận dụng thời gian để nghĩ cách cải tiến công việc hay biện pháp cải thiện sức khỏe tốt hơn sẽ rất hữu ích.

Bạn có thể lên kế hoạch cho 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm hay thậm chí 5 năm sau và đưa ra quyết định những gì bạn sẽ làm để đạt được điều bạn mong muốn. Ngoài ra, bạn có thể sắp xếp lịch làm việc hiệu quả hơn để đến khi khỏe mạnh có thể bắt tay vào công việc nhanh chóng. Những người biết lên kế hoạch cho sau này thường dễ dàng đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng và hiệu quả hơn thay vì mỗi ngày đều làm một công việc như một thói quen. Tuy nhiên, dù ý thức làm việc khi sức khỏe không tốt nhưng bạn cũng cần duy trì ở mức độ vừa phải để có thể nhanh chóng hồi phục nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • 7 bí quyết truyền cảm hứng tập thể dục ngay cả khi bạn lười biếng!
  • 7 bí kíp đơn giản để tự tạo động lực cho bản thân
  • 9 bí quyết giúp bạn giữ sức khỏe để làm việc hiệu quả hơn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!