Liệt người, thoát vị đĩa đệm vì ngồi sai tư thế

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Ngồi lâu sẽ dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn, ngồi khom lưng lại càng dễ bị hơn nữa.

Ngồi làm việc cả ngày nhưng không chú ý tư thế đã khiến cho nam sinh lành lặn khỏe mạnh bỗng chốc thành 'tàn phế'. Đây là bài học lớn cho bất kỳ ai hay phải ngồi nhiều.

Một lần đi đá bóng không may bị chấn thương khiến lưng không thẳng được mà cứ phải đi cong cong, anh Lê Thanh Toàn được bác sĩ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm do thói quen ngồi không đúng tư thế làm việc của mình.

Liệt người, thoát vị đĩa đệm vì ngồi sai tư thế

Anh Lê Thanh Toàn chia sẻ với phóng viên về quá trình mắc bệnh và chữa trị đầy gian nan (Ảnh: soha.vn)

Bị liệt vì thoát vị đĩa đệm

Chia sẻ với chúng tôi về căn bệnh thoát vị đĩa đệm, anh Lê Thanh Toàn 26 tuổi trú quán tại Bảo Hà, Bảo Lâm, Lâm Đồng đang là nhân viên IT tại TP.HCM vẫn không thể nào quên được tai nạn sau lần đá bóng với bạn bè cách đây 3 năm của mình.

Anh Toàn kể, anh vốn học IT, thói quen ngồi làm việc của mình không đúng tư thế, ngồi đủ tư thế, có những đêm ngồi gắn chặt mình với máy tính mà không biết ngồi sai tư thế để lại hậu quả nặng nề cho mình.

Khi đi đá bóng, anh bị ngã sau đó lưng đau không đứng được. Lưng cứ khù khòm nhìn như ông cụ. Anh Toàn đi khám và làm các chiếu chụp, bác sĩ cho biết anh bị thoát vị đĩa đệm và chỉ thẳng ra nguyên nhân do anh ngồi không đúng tư thế. Anh Toàn giật mình nghĩ lại thì thấy đúng là anh làm việc gì cũng ngồi không đúng.

Sau đó, anh Toàn lên bàn mổ thoát vị đĩa đệm và không may bị nhiễm trùng vết mổ nằm liệt giường nửa năm trời. Những ngày tháng nằm liệt giường có lúc anh Toàn rơi vào trạng thái tự ti, chán nản.

Bác sĩ khuyên Toàn nên phục hồi chức năng bằng cách tập luyện và bơi lội. Nhưng ở tư thế của cậu không thể làm được việc gì vì cột sống vẹo, đứng không được.

Toàn tìm đến tập yoga. Những ngày đầu tập đau đến chảy nước mắt nhưng nỗ lực cố gắng vì bệnh tật nên cậu đã dần dần đứng thẳng người. Đến giờ động tác khó nhất là đứng bằng vai Toàn đã làm được.

Nhưng bài học về bệnh lý thoát vị đĩa đệm của mình do ngồi làm việc sai tư thế quá lâu đã được Toàn chia sẻ cho bạn bè của mình để không ai còn mắc căn bệnh như mình.

Lúc còn trẻ, còn khoẻ có nghe qua việc ngồi làm việc không đúng tư thế ảnh hưởng sức khoẻ nhưng Toàn nghĩ mình khoẻ, chủ quan chưa thấy bệnh đến chưa sợ. Đến giờ cậu mới thấm thía những chia sẻ khuyến cáo bệnh của bác sĩ không bao giờ thừa.

Liệt người, thoát vị đĩa đệm vì ngồi sai tư thế

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh không 'nặng' khiến bạn sợ nhưng khi mắc bệnh sẽ rất phiền toái (Ảnh minh họa)

Những nguyên nhân gây bệnh ai cũng phải biết

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Võ Xuân Sơn – Giám đốc Trung tâm y khoa EXSON, thành phố Hồ Chí Minh, thoát vị đĩa đệm là bệnh lí thoái hóa của đĩa đệm.

Đĩa đệm là một cấu trúc hình đĩa, chèn giữa hai đốt sống. Dính với hai đầu đốt sống là sụn, sau đó là một bao xơ dính hai sụn lại với nhau. Trong bao xơ là một nhân nhầy.

Bao xơ và nhân nhầy hoạt động như một cấu trúc hấp thụ lực nhờ tính đàn hồi của nhân nhầy.

Khi đĩa đệm bị thoái hóa, bao xơ nứt ra, nhân nhầy cũng bị xơ hóa, mất đi tính đàn hồi. Nhân nhầy xơ hóa theo đường nứt của bao xơ chui ra ngoài, chèn vào các cấu trúc xung quanh gây đau, tê, yếu, liệt…

Ngoài thoái hóa, có 4 yếu tố khác liên quan đến sự hình thành và phát triển khối thoát vị đĩa đệm. Đó là: (1) Áp lực trong đĩa đệm; (2) Hình thể của cột sống; (3) Chấn thương; (4) Dinh dưỡng của đĩa đệm.

Ngồi làm cho áp lực trong đĩa đệm gia tăng nhiều hơn so với nằm và đứng. Tư thế khom lưng cũng làm cho hình thể đĩa đệm phù hợp hơn với việc tạo ra khối thoát vị đĩa đệm.

Do vậy, ngồi lâu sẽ dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn, ngồi khom lưng lại càng dễ bị hơn nữa.

Theo nghiên cứu của các bác sĩ Mỹ, có tới 70% dân số ở tuổi trưởng thành có thoát vị đĩa đệm. Rất may là 1/3 trong số đó không có triệu chứng gì, được coi là không bị bệnh.

Ngồi nhiều và liên tục đang giết dần bạn như thế nào? (Việt hóa bởi Songkhoe.vn)

1/3 khác thì thỉnh thoảng có triệu chứng, nhưng chỉ sau một giấc ngủ hoặc vài ngày nằm ngủ, các triệu chứng sẽ tự hết. 1/3 còn lại là cần đến bác sĩ, nhưng chỉ có 1% những người bị thoát vị đĩa đệm là cần phải mổ.

Ngoài mổ, vật lí trị liệu, dùng thuốc là biện pháp thường được các bác sĩ dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm, TS Sơn cho rằng đó là bệnh thoát vị đĩa đệm nếu có gây ra các thương tổn thần kinh, biểu hiện bằng hiện tượng giảm hoặc mất cảm giác, yếu hoặc liệt tay, chân, rồi loạn tiêu tiểu… thì phải mổ.

Nếu nó gây ra hiện tượng mất chức năng, như không thể đứng được, không đi được, không làm việc được… hoặc hiện tượng cách hồi thần kinh (đi một đoạn phải nghỉ) thì cũng có chỉ định mổ.

Đối với các trường hợp chỉ có đau mà không có thương tổn thần kinh hay rối loạn chức năng, nếu điều trị bằng thuốc và vật lí trị liệu không hiệu quả, người ta có thể dùng biện pháp tiêm thấm (tiêm vào cột sống), nếu không đỡ cũng sẽ phải mổ.

Để phòng bệnh thoát vị đĩa đệm, TS Sơn khuyến cáo chúng ta phải hạn chế được những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành khối thoát vị đĩa đệm.

Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là thoái hóa cột sống thì chúng ta không thể can thiệp gì được, vì đó là quá trình tự nhiên của cơ thể.

Hạn chế ngồi nhiều, thường xuyên tập thể dục thể thao để hệ thống cơ, dây chằng chắc khỏe, gánh bớt sức nặng cho cột sống, đĩa đệm.

Việc cải thiện môi trường sống, hít thở không khí trong lành, ăn sạch, uống sạch, sẽ giúp cho đĩa đệm có nguồn dinh dưỡng tốt, hạn chế tỉ lệ bệnh gây thoát vị đĩa đệm.

>> Xem thêm: Liệt thần kinh quay vì ngủ sai tư thế khi say

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!