Lở miệng - bệnh phổ biến mà không phải ai cũng hiểu rõ

Chăm sóc răng miệng - 03/28/2024

Tìm hiểu về lở miệng trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Sức khỏe răng miệng không chỉ bao gồm các bệnh về răng, mà còn bao gồm những vết loét hoặc các tổn thương cả bên trong và bên ngoài khoang miệng. May mắn thay, những vết loét này thường lành trong vòng một hoặc hai tuần. Lở loét miệng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân chủ yếu là:

  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm;
  • Tổn thương do dây chỉnh hình răng lỏng lẻo, răng giả không phù hợp, hoặc do cạnh sắt từ những chiếc răng bị hư hoặc do vết trám răng.

Dấu hiệu và triệu chứng của lở miệng là gì?

Bạn có thể bị lở miệng nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Một vết lở hoặc vết loét gây đau bên trong miệng, trên lưỡi, vòm miệng (phần sau của vòm miệng), hoặc bên trong má;
  • Vết loét trong miệng có hình tròn, màu trắng, hoặc xám, viền màu đỏ.

Trong trường hợp lở loét nặng, bạn có thể các biểu hiện như sau:

  • Sốt;
  • Mệt mỏi;
  • Sưng bạch huyết.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì nếu bị lở miệng?

Lở miệng thường tự khỏi trong vòng 10-14 ngày, ngay cả khi bạn không làm bất cứ điều gì. Thỉnh thoảng vết lở cũng có thể kéo dài tới 6 tuần. Những phương pháp sau đây sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi bị lở miệng:

  • Tránh các đồ uống và thức ăn nóng, thức ăn cay, mặn, trái cây họ cam quýt;
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc nước mát;
  • Hạn chế ăn các loại kem que hương trái cây vì có thể gây nhiệt miệng;
  • Dùng các thuốc giảm đau như acetaminophen (paracetamol).

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn gặp các trường hợp sau:

  • Vết loét xuất hiện khi bạn dùng một loại thuốc mới;
  • Đốm trắng xuất hiện trên khoang miệng và lưỡi (có thể là nấm hoặc một dạng nhiễm trùng khác);
  • Lở miệng kéo dài hơn 2 tuần;
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu (ví dụ, do HIV hoặc ung thư);
  • Các triệu chứng khác như sốt, phát ban da, chảy nước dãi, hoặc khó nuốt.

Phòng ngừa lở miệng bằng cách nào?

Mặc dù không có cách chữa lở miệng và thường là chúng tự khỏi, tuy nhiên bạn có thể phòng tránh lở miệng bằng việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và:

  • Cố gắng tránh các loại thực phẩm có vẻ như gây kích ứng miệng, bao gồm các loại thực phẩm có tính axit hoặc cay;
  • Hạn chế nhai kẹo cao su;
  • Đánh răng nhẹ nhàng, sử dụng bàn chải có lông mịn sau khi ăn, dùng chỉ nha khoa hàng ngày, điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa hoặc hạn chế diễn tiến trầm trọng của vết lở miệng.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!