Loạn thị có chữa được không? Các phương pháp cải thiện loạn thị hiệu quả

Thời sự - 04/20/2024

Nghiên cứu thống kê của Viện thị giác Brien Holden tại Việt Nam vào năm 2015 cho thấy, có tới 15 - 40% người Việt Nam mắc tật khúc xạ (khoảng từ 14 đến 36 triệu người). Trong đó, loạn thị là tật khúc xạ mắt khá phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả trẻ em, người trưởng thành và người già.

Loạn thị xảy ra khi hình ảnh quan sát sau khi đi vào võng mạc không thể hội tụ ở võng mạc, khiến người bệnh không nhìn được rõ nét, bị nhòe và có xu hướng hòa vào nhau cả khi nhìn xa hoặc nhìn gần. Loạn thị có chữa được không? Điều trị loạn thị bằng cách nào? là những thắc mắc của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc này.

Loạn thị có chữa được không?

Loạn thị ảnh hưởng đến sinh hoạt, năng suất lao động cũng như chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc đi tìm giải pháp cải thiện loạn thị là nhu cầu thiết yếu của nhiều người. Để cải thiện tật khúc xạ loạn thị, bệnh nhân sẽ phải khám, xác định tình trạng và mức độ loạn thị và tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ đưa ra phương pháp thích hợp để người bệnh lựa chọn phù hợp.

Trong trường hợp loạn thị nhẹ (0,75 diop) được xem là loạn thị sinh lý thì không cần điều trị, mắt có thể tự điều tiết. Với những người loạn thị trên 1 diop thì cần điều trị sớm nhằm cải thiện khả năng thị lực cho người bệnh và tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Hiện nay, với phát triển của khoa học, loạn thị có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp sau đây:

Dùng kính thuốc: Đây là cách chữa loạn thị phổ biến được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả cao và không có biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh không được tùy tiện đeo kính, cần gặp bác sĩ nhãn khoa để tư vấn và lựa chọn loại kính phù hợp với tình trạng bệnh lý của mình.

Dùng kính áp tròng cứng (Ortho-K customize): Đây là phương pháp thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm, mục đích để làm thay đổi tạm thời hình dáng của giác mạc khi ngủ, nhờ đó giúp thị lực của mắt tốt hơn vào hôm sau. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là ngưng sử dụng kính thì bệnh loạn thị lại trở về trạng thái ban đầu.

Phẫu thuật: Bệnh nhân bị loạn thị nặng sử dụng kính thuốc không hiệu quả cần phải phẫu thuật điều chỉnh thị giác. Phổ biến hiện nay là phẫu thuật LASIK để thay đổi khúc xạ, cắt bỏ biểu mô giác mạc, thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô.

Ngoài ra, còn có một số phương pháp phẫu thuật khác như: thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK), tùy vào từng trường hợp loạn thị cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp.

Giải pháp tối ưu chăm sóc mắt loạn thị

Loạn thị tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ra nhiều bất tiện, khó chịu và ảnh hưởng đến thị lực về sau. Vì vậy, bên cạnh điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và ăn uống khoa học thì cần có biện pháp chủ động chăm sóc mắt từ bên trong, tích cực chống lại các yếu tố gây hại cho mắt một cách hiệu quả nhất.

Ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ mắt sớm, đúng cách, các nhà nhãn khoa Mỹ đã áp dụng công nghệ sinh học phân tử nghiên cứu Thioredoxin - loại protein phân tử nhỏ có nhiệm vụ giữ cân bằng thành phần và tỉ lệ protein của thủy tinh thể, bảo vệ lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong việc chăm sóc và bảo vệ mắt. Một khi Thioredoxin suy giảm sẽ làm suy yếu lớp tế bào biểu mô sắc tố võng mạc và thay đổi thành phần, tỉ lệ protein của thủy tinh thể, gây ra bệnh mắt.

Loạn thị có chữa được không? Các phương pháp cải thiện loạn thị hiệu quả

Tinh chất Broccophane làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên và an toàn

Từ nghiên cứu đó, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên (chiết xuất từ loại bông cải xanh giàu Sulforaphane) có tác dụng tăng cường Thioredoxin hiệu quả. Không chỉ có tác dụng nuôi dưỡng tế bào biểu mô sắc tố võng mạc, Broccophane còn được chứng minh có khả năng ngăn chặn tác động của môi trường ô nhiễm, ánh sáng xanh bằng cơ chế chống lại sự tấn công của các chất gây hại sinh ra trong các phản ứng oxy hóa, phục hồi các tế bào bị suy yếu gây ra các bệnh và tật khúc xạ ở mắt, giúp mắt nhìn rõ nét hơn.

Đại học Y khoa Johns Hopkins (Mỹ) cũng kết luận, Broccophane làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên và an toàn. Phát hiện mới này đã giúp tìm ra được giải pháp ưu việt nhằm bảo vệ và phòng tránh từ sớm các bệnh lý mắt nguy hiểm một cách hiệu quả, an toàn.

Một số lưu ý khi chăm sóc mắt loạn thị:

Chủ động kiểm tra thị lực định kỳ (6 tháng/lần); Ngồi thẳng khi học và làm việc, đảm bảo khoảng cách từ mắt tới chữ là 25-30cm, từ mắt tới màn hình là 50-60cm; Đọc sách và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng.

Ngoài ra cần đeo kính râm khi ra đường, mang kính bảo hộ khi tiếp xúc với các loại ánh sáng, chất độc hại; Hạn chế tiếp xúc các thiết bị màn hình (điện thoại, máy tính, tivi…); Có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt như vitamin A, Omega-3 (các loại cá biển, rau xanh đậm, cà rốt, bí đỏ…)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!