Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 03/28/2024

Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ hệ thống rất giống với các bệnh khác nên dễ bị nhầm lẫn trong chẩn đoán. Cũng chính vì vậy lupus ban đỏ được xếp vào “nhóm bệnh bắt chước”. Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ rất khác nhau và xuất hiện không lường trước được. Vì thế bệnh rất khó chẩn đoán, nhiều người phải chịu đựng những triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ mà không rõ nguyên nhân và không được điều trị đúng trong nhiều năm.

Các triệu chứng, dấu hiệu bệnh lupus ban đỏ hệ thống rất giống với các bệnh khác nên dễ bị nhầm lẫn trong chẩn đoán. Cũng chính vì vậy lupus ban đỏ được xếp vào “nhóm bệnh bắt chước”. Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ rất khác nhau và xuất hiện không lường trước được. Vì thế bệnh rất khó chẩn đoán, nhiều người phải chịu đựng những triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ mà không rõ nguyên nhân và không được điều trị đúng trong nhiều năm.

Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?

1. Nguyên nhân gây bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Nguyên nhân gây bệnh chính thức không được biết rõ, người ta cho rằng lupus ban đỏ hệ thống được gây ra do sự phối hợp của nhiều yếu tố, trong đó đặc biệt quan trọng là các yếu tố:

- Di truyền: Anh chị em ruột của các bệnh nhân lupus ban đỏ hệ thống có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người thường.

- Môi trường: Do nhiễm khuẩn, tiếp xúc với hoá chất, ánh nắng mặt trời...

- Nội tiết: Bệnh gặp chủ yếu ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (nhiều hơn gấp 9 lần so với nam giới).

Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?

2. Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh lupus thường khởi phát sớm khi mới bước vào tuổi trường thành, trong khoảng từ những năm thanh thiếu nhiên cho đến khoảng 30 tuổi. Cũng giống như các bệnh tự miễn khác, những người bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường sẽ trải qua những đợt bùng phát bệnh và sau đó là những đợt thuyên giảm bệnh. Đó là nguyên nhân vì sao những dấu hiệu sớm của bệnh thường dễ gây nhầm lẫn và bị bỏ qua. Dưới đây là một vài triệu chứng ban đầu của bệnh lupus ban đỏ hệ thống:

Mệt mỏi

Theo Trung tâm Lupus Johns Hopkins, khoảng 90% số người bị lupus sẽ trải qua cảm giác mệt mỏi ở nhiều mức độ khác nhau. Một số người sẽ cần được nghỉ ngơi vào buổi chiều, nhưng ngủ quá nhiều ban ngày có thể sẽ khiến họ mất ngủ vào buổi tối. Có thể sẽ rất khó để thực hiện, nhưng bạn cần phải thực hiện đúng lịch trình thời gian biểu hàng ngày của mình. Có như vậy, bạn mới có thể giữ được nguồn năng lượng sống của mình. Nếu bạn bị suy nhược mệt mỏi, hãy trao đổi với bác sĩ.

Sốt không rõ nguyên nhân

Một trong số những dấu hiệu sớm của bệnh lupus ban đỏ hệ thống chính là sốt nhẹ không rõ nguyên nhân mà bình thường chúng ta thường không để ý. Vì cơn sốt thường không quá cao, chỉ ở trong khoảng 37 đến 38.5 độ C nên bạn sẽ không cần thiết phải đi khám. Những cơn sốt kiểu này thường sẽ xuất hiện rồi biến mất, rồi lại xuất hiện, lặp đi lặp lại như vậy. Sốt nhẹ cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng viêm, nhiễm trùng nào đó hoặc cũng có thể là dấu hiệu của một đợt bùng phát bệnh sắp diễn ra.

Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?

Rụng tóc

Tóc mỏng thường là một trong số những dấu hiệu đầu tiên của bệnh lupus thế nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Rụng tóc là hậu quả của tình trạng viêm ở da và da đầu. Một số người bị lupus ban đỏ sẽ gặp phải tình trạng rụng từng mảng tóc, nhưng thông thường, tóc sẽ rụng từ từ, dần dần từng chút một. Một số người cũng sẽ có phần lông mày, lông mi và lông ở những chỗ khác trên cơ thể mỏng hơn. Bệnh lupus sẽ khiến cho mái tóc của bạn khô xơ và dễ gãy rụng hơn. Việc điều trị bệnh lupus sẽ giúp bạn mọc lại tóc mới đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có sẹo trên da đầu, thì việc bị “hói” tại vùng có sẹo sẽ là vĩnh viễn.

Mẩn đỏ

Một trong số những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh lupus ban đỏ là vết ban đỏ hình cánh bướm xuất hiện ở hai bên má, lan rộng ra cả phần sống mũi. Phần lớn số người mắc bệnh lupus sẽ có vết ban đỏ này. Ở một số người, vết ban đỏ có thể xuất hiện một cách bất thường hoặc xuất hiện sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, bệnh Lupus cũng có thể gây ra những vết sẹo không ngứa ở những vùng khác trên cơ thể.

Các vấn đề về phổi

Tình trạng viêm ở hệ thống phổi của bệnh nhân cũng là một dấu hiệu khác của bệnh lupus. Bệnh lupus không chỉ khiến bệnh nhân bị viêm phổi mà còn khiến tình trạng viêm lan tới các mạch máu ở phổi. Thậm chí, cơ hoành cũng có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể dẫn đến đau ngực khi bạn cố gắng hít thở, được gọi là đau do viêm màng phổi. Theo thời gian, các vấn đề về hít thở của người bệnh do bệnh lupus gây ra sẽ làm phổi thu nhỏ kích thước. Còn được gọi là hội chứng xẹp phổi, tình trạng này được đặc trưng bởi những cơn đau ngực và khó thở liên tục. Cơ hoành khi đó sẽ yếu đến mức sẽ di chuyển lên trên và có thể nhìn thấy thông qua việc chụp CAT, theo Hiệp hội Lupus Mỹ.

Viêm thận

Những bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ cũng có thể bị viêm thận. Theo Hiệp hội Lupus Mỹ, viêm thận thường sẽ phát triển sau 5 năm sau khi người bệnh mắc bệnh lupus. Triệu chứng bao gồm sưng phù ở chân và tăng huyết áp. Bạn có thể nhận thấy có máu lẫn trong nước tiểu hoặc sẽ đi tiểu nhiều hơn vào ban đêm, nước tiểu của bạn cũng sẽ sẫm màu hơn. Các triệu chứng này có thể xảy ra mà bạn không để ý tới. Một khi được chẩn đoán, thì kiểm soát chức năng thận là một điều cần phải làm vì viêm thận do lupus không được điều trị có thể dẫn đến bệnh thận giai đoạn cuối.

Đau, sưng các khớp

Tình trạng viêm có thể gây nên tình trạng gây đau, sưng và cứng các khớp, đặc biệt là vào buổi sáng. Lúc đầu, tình trạng đau sưng có thể rất nhẹ và không nghiêm trọng, nhưng dần dần sẽ trở nên ngày một rõ rệt hơn. Cũng giống như các triệu chứng khác của bệnh lupus, các vấn đề về khớp có thể sẽ xuất hiện và biến mất, sau đó lặp lại chu kỳ như vậy. Nếu các loại thuốc giảm đau không kê đơn không có tác dụng với bạn, hãy đến gặp bác sĩ. Có những phương pháp điều trị đau khớp khác hiệu quả hơn, nhưng bác sĩ cần xác định được, liệu tình trạng đau khớp của bạn có đúng là do bệnh lupus gây ra hay không, hay là do một bệnh khác, ví dụ như viêm khớp.

Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?

Các vấn đề về tiêu hóa

Một số người bị lupus ban đỏ đôi khi sẽ gặp phải tình trạng ợ nóng và khó tiêu, hoặc mắc phải một số vấn đề khác về tiêu hóa. Các triệu chứng nhẹ về tiêu hóa có thể sẽ được điều trị khỏi bằng các loại thuốc kháng axit không cần kê đơn. Thế nhưng nếu sau khi được kê đơn và dùng thuốc, các triệu chứng vẫn xuất hiện thì hãy đến gặp bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác.

Các vấn đề về tuyến giáp

Những người bị lupus thường ít khi mắc phải các bệnh tự miễn về tuyến giáp. Tuyến giáp là tuyến giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chức năng tuyến giáp kém sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tim, thận và gan. Các vấn đề về tuyến giáp có thể dẫn đến tăng hoặc sụt cân, khiến bạn khô da và tóc xơ rối, tâm trạng ủ rũ. Có rất nhiều phương pháp điều trị sẽ giúp quá trình trao đổi chất của bạn diễn ra bình thường.

Khô miệng, khô mắt

Nếu bạn bị lupus, bạn có thể sẽ bị khô miệng và đồng thời mắt cũng có khả năng sẽ bị cộm và khô. Đó là bởi vì một số người bệnh lupus sẽ phát triển hội chứng Sjogren, đây là một rối loạn tự miễn khác. Hội chứng này sẽ gây rối loạn chức năng các tuyến nước mắt và nước bọt. Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn một số loại thuốc kích thích tiết nước mắt và nước bọt.

Các triệu chứng khác của bệnh lupus ban đỏ hệ thống còn có thể bao gồm đau cơ, đau ngực, loãng xương và trầm cảm. Những triệu chứng hiếm gặp hơn bao gồm thiếu máu, chóng mặt và co giật.

May mắn là, không phải tất cả mọi người đều xuất hiện đầy đủ tất cả các triệu chứng. Khi một triệu chứng mới xuất hiện, thì có thể những triệu chứng cũ sẽ biến mất. Khi gặp bất kì triệu chứng nào bất thường kể trên mà không rõ nguyên nhân cụ thể, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị bệnh kịp thời.

Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?

3. Điều trị bệnh Lupus ban đỏ hệ thống

Lupus ban đỏ hệ thống không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được nếu điều trị đúng. Mục đích chính của việc điều trị này là nhằm giảm thiểu triệu chứng và hạn chế các tổn thương nội tạng nặng.

Các thuốc chống viêm giảm đau không chứa steroid (NSAIDs) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Nimesulide có hiệu quả tốt trong việc giảm thiểu các triệu chứng ở cơ và khớp. Tác dụng phụ thường gặp nhất của chúng là gây viêm loét dạ dày tá tràng và để hạn chế tối đa tác dụng phụ này chúng nên được dùng trong bữa ăn.

Các loại thuốc như corticosteroid như prednisolone, methylprednisolone (Solu-medrol, Medrol), prednisone (Cortancyl), betamethasone (Celeston) có tác dụng chống viêm mạnh hơn nhóm NSAIDs nhưng cũng nhiều tác dụng phụ hơn và chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng có tổn thương nội tạng. Các tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này là viêm loét dạ dày tá tràng, tăng đường máu, loãng xương, rạn da, tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận. Chúng nên được uống một lần sau bữa ăn sáng.

Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?

Các thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine có hiệu quả khá tốt đối với các vùng tổn thương ở da và khớp. Các thuốc ức chế miễn dịch như azathioprin (Imuran), cyclophosphamide (Endoxan), cyclosporin (Sandimmun) chỉ dùng trong những trường hợp nặng không đáp ứng với corticosteroid đơn thuần do chúng thường có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Cho đến nay, chưa có một loại thuốc đông dược nào chứng minh được hiệu quả rõ rệt trong điều trị lupus ban đỏ hệ thống. Do đó, người bệnh nên hết sức thận trọng khi sử dụng các thuốc này vì chúng cũng có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể đe doạ tính mạng của họ.

4. Điều trị lupus ban đỏ hệ thống ở đâu?

Lupus ban đỏ có hại dạng tổn thương là tổn thương xương khớp và tổn thương ngoài da, vì vậy tùy vào biểu hiện người bệnh có thể đến khám tại khoa cơ xương khớp hoặc khoa da liễu ở các bệnh viện dưới đây.

Tại Hà Nội

Bệnh viện Bạch Mai

Sau khi có quyết định của Bộ y tế về việc tái thành lập khoa da liễu Bệnh viện Bạch Mai năm 2006 mặc dù nhân lực, cơ sở vật chất trang thiết bị còn nhiều khó khăn, với sự nỗ lực, cố gắng, đoàn kết của cả tập thể, khoa đã đạt được những thành tích rất tốt: Công tác khám chữa bệnh cả nội trú và ngoại trú được thực hiện rất tốt đã điều trị nội trú cho hàng ngàn lượt bệnh nhân; rút ngắn được thời gian điều trị nội trú trung bình xuống còn 9,36 ngày/ bệnh nhân nhằm giảm thiểu chi phí cho bệnh nhân và chống quá tải bệnh viện; đặc biệt vào tháng 5 năm 2014 khoa đã phối hợp cùng với khoa Nhi góp phần dập tắt dịch sởi. Đã thành lập và đưa vào hoạt động các kỹ thuật cao trong điều trị nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của người bệnh như: Laser CO2, Plasma, chăm sóc da bằng sản phẩm từ tế bào gốc, phòng xét nghiệm chuyên khoa.

Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 1969, được tách ra từ khối Nội chung của Bệnh viện. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển đến nay khoa đã có 74 giường bệnh với 51 nhân viên. Trong quá trình xây dựng và phát triển dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Y tế, Đảng ủy - Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, các thế hệ Lãnh đạo tiền nhiệm qua các thời kỳ, đặc biệt của Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Ân, người đã có công lao thành lập chuyên ngành Thấp khớp học, người thầy đầu tiên trong ngành Cơ xương Khớp, tập thể và cán bộ khoa đã luôn nỗ lực cố gắng trong công tác chuyên môn cũng như trong nhiều hoạt động khác và Khoa đã có nhiều thành tích được ghi nhận.

Điện thoại: 0243 6290 484

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội

Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?Bệnh viện E

Bệnh viện E là bệnh viện Đa khoa Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, thành lập từ 10/1967 theo quyết định số 175/TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thanh Nghị với nhiệm vụ điều trị và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ từ chiến trường miền Nam ra Bắc chữa bệnh. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, bệnh viện chuyển sang phục vụ khám, chữa bệnh cho cán bộ các cơ quan Trung ương đóng tại Hà Nội có mức lương từ 70 đồng đến 114 đồng. Từ 1993, xoá bỏ chế độ bao cấp, bệnh viện nhận điều trị cho các đối tượng có thẻ BHYT và nhân dân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh. Năm 2002, bệnh viện được Bộ Y tế nâng lên bệnh viện hạng I với 340 giường bệnh. Đến nay, bệnh viện đã phát triển thành bệnh viện đa khoa tương đối hoàn chỉnh với 390 giường bệnh và 36 khoa phòng với chức năng nhiệm vụ: khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế, chỉ đạo tuyến và quản lý kinh tế y tế.

Bệnh viện có hai cơ sở khám chữa bệnh: cơ sở chính tại Nghĩa tân, Cầu giấy và một phòng khám tại 13 Phan Huy Chú. Bệnh viện được giao 390 giường kế hoạch, tổ chức thành 22 khoa lâm sàng, 8 khoa cận lâm sàng, 6 phòng chức năng với các chuyên khoa sâu về nội, ngoại, sản, Tai Mũi Họng, Răng - Hàm - Mặt, mắt..., 01 Trung tâm xương khớp - chấn thương chỉnh hình - phục hồi chức năng. Tổng số cán bộ công chức: 430 trong đó có 1 Giáo sư, 2 Phó giáo sư, 8 Tiến sĩ, 34 bác sĩ chuyên khoa II, 32 thạc sĩ.

Điện thoại: 0243 7543 832

Địa chỉ: 89 Trần Cung, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh

Bệnh viện Nhân dân 115

Khoa Cơ xương khớp được thành lập ngày 30/11/2009. Tiền thân từ đơn vị cơ xương khớp (Khoa Nội Tiết) bệnh viện Nhân dân 115. Khoa được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị các bệnh về hệ cơ xương khớp như viêm khớp, loãng xương, viêm gân cơ, và các bệnh miễn dịch như lupus và xơ cứng bì. Khoa không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, điều trị và nghiên cứu y học, tất cả nhằm vào ưu tiên số 1 là chăm sốc cho bệnh nhân. Ngoài ra, khoa còn phối hợp với trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tham gia giảng dạy và tiến hành nhiều công trình nghiên cứu khoa học.

Điện thoại: 0283 8650 969

Địa chỉ: 818 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10, TP Hồ Chí Minh

Lupus ban đỏ hệ thống nhận biết như thế nào?Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.

Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám chữa bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điện thoại: 0283 8554 269

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!