Các nhà khoa học đã tìm thấy hàm lượng vitamin E trong các thực phẩm trên có thể giúp bảo vệ phổi khỏi các hạt bụi trong môi trường độc hại. Những hạt bụi này có từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà máy, xe cộ... Chúng có thể xâm nhập vào phổi và làm tăng nguy cơ nhập viện do đau tim và đột quỵ.
Một nghiên cứu mới từ trường Đại học King London và Đại học Nottingham cho thấy nồng độ vitamin E trong máu cao hơn có thể giảm thiểu những ảnh hưởng của sự phơi nhiễm bụi bẩn này.
Những hạt bụi có từ nhiều nguồn khác nhau, từ các nhà máy, xe cộ... Chúng có thể xâm nhập vào phổi và làm tăng nguy cơ nhập viện do đau tim và đột quỵ (Ảnh minh họa: Internet)
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do - yếu tố xuất hiện tự nhiên và gây ra nhiều bệnh trong cơ thể. Vitamin E có tác dụng bảo vệ màng tế bào, duy trì làn da khỏe mạnh, tốt cho mắt và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Bất kì ai cũng cần bổ sung vitamin E, theo khuyến cáo, nam giới cần bổ sung 4mg vitamin E mỗi ngày, trong khi phụ nữ cần 3 mg. Lượng vitamin E có trong thực phẩm cũng rất phong phú, đặc biệt là trong quả bơ, rau bina, dầu ôliu...
Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa lượng vitamin trong cơ thể với chức năng của phổi trong việc phòng ngừa bụi bẩn (PM) khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Các nhà nghiên cứu cho rằng hiện nay có bằng chứng cho thấy một số loại vitamin có thể đóng một vai trò trong việc bảo vệ phổi khỏi sự ô nhiễm này, cụ thể là vitamin E.
Tiến sĩ Ana Valdes,tại Đại học Nottingham và đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết: 'Nghiên cứu của chúng được xây dựng trên một số nghiên cứu khám phá trước đó về khả năng chống lại tác động tiêu cực đến phổi gây ra bởi ô nhiễm không khí của các loại vitamin'.
Các nghiên cứu mới chú ý đến mối liên quan giữa các chức năng của phổi, một tập hợp của các chất chuyển hóa - dấu hiệu hóa lưu thông trong máu - và việc tiếp xúc với hai loại hạt bụi trong môi trường (PM10 và PM2.5).
Nghiên cứu được thực hiện với 5.500 người (là các cặp song sinh người Anh) tham gia. Họ đã trải qua các xét nghiệm để đo dung tích phổi và đánh giá chức năng của phổi. Khoảng 500 cặp song sinh sống trong khu vực Greater London cũng đã tiếp xúc lâu dài với các chất bụi bẩn PM tại khu vực họ sinh sống.
Những người tham gia được yêu cầu trả lời một số câu hỏi về y tế và tiền sử bệnh cũng như lối sống của họ, bao gồm cả việc họ bổ sung vitamin như thế nào.
Bất kì ai cũng cần bổ sung vitamin E (Ảnh minh họa: Internet)
Nghiên cứu cho thấy 13 chất chuyển hóa có liên quan đáng kể với chức năng của phổi, trong số đó, 8 chất đặc biệt có liên quan đáng kể với việc tiếp xúc với cả hai loại hạt, PM2.5 và PM10. Tocopherol alpha, một dạng hoạt tính sinh học của vitamin E, và một chất chuyển hóa của vitamin C được coi là chất có tác dụng giảm thiểu ảnh hưởng của các chất bụi ô nhiễm trên. Các tình nguyện viên tiếp xúc nhiều với chất ô nhiễm PM2.5 sẽ có nồng độ của chất alpha-tocopherol thấp hơn đáng kể và cũng có chức năng phổi thấp hơn.
Những phát hiện này cung cấp thêm bằng chứng rằng các hạt bụi ô nhiễm trong không khí có thể gây tổn hại phổi qua đường tấn công oxy hóa - bằng cách sản xuất các hóa chất gây hại và bổ sung vitamin E có thể làm giảm thiểu tổn thương oxy hóa và phòng ngừa sự thiệt hại ở phổi.
Đồng tác giả Giáo sư Frank Kelly, trưởng nhóm nghiên cứu môi trường tại Đại học Hoàng gia London, cho biết: 'Những phát hiện mới này phù hợp với báo cáo trước đó cho rằng những người bị thiếu vitamin E thường có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về phổi như hen suyễn. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cần được tiến hành thêm'.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal và Critical Care Medicine.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!