Bé ăn ngon và hấp thu tốt, phát triển khỏe mạnh và thông minh là mong muốn của cha mẹ. Tuy nhiên, trong những năm đầu đời, bé dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa. Mẹ cần hiểu rõ sinh lý hệ tiêu hóa và cách chăm sóc dinh dưỡng cho bé.
Nguyên nhân khiến trẻ tiêu hóa không tốt
Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Về mặt sinh học, các bộ phận của hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đều chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương trong giai đoạn đầu đời. Tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển, có thể khiến niêm mạc khô và nhiễm trùng. Cơ thắt van thực quản còn ở trạng thái nhão. Niêm mạc dạ dày tiết axit chlohydrit và enzym ít hơn người lớn, thành ruột của trẻ cũng mỏng hơn.
Mẹ cho trẻ bú và ăn uống không đúng cách: Chế độ ăn không đúng thành phần dinh dưỡng, khoảng cách các bữa hoặc thay đổi thức ăn đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi, có thể bị nôn trớ, đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống...
Trẻ thiếu men lactase nên khó tiêu hóa sữa bò: Trong sữa bò tươi có đường lactose và đạm casein khiến trẻ khó hấp thu, dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
Sử dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột: Trẻ thường mắc phải các bệnh đường hô hấp mỗi khi thay đổi thời tiết. Việc sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh dài ngày sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây loạn khuẩn đường ruột.
Hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ giúp trẻ phát triển tốt (Ảnh: Internet)
Chăm sóc hệ tiêu hóa của bé đúng cách
Chế độ ăn hợp lý:Mẹ cần cho trẻ ăn dặm đúng lứa tuổi (từ 6 tháng trở lên) và lưu ý cách cho ăn. Không nên ép trẻ ăn những món chưa quen hoặc cho trẻ ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày, vì bộ máy tiêu hoá của trẻ còn non yếu. Cho trẻ ăn sớm các loại hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột… cũng không tốt, dễ khiến hệ tiêu hóa bị 'quá tải'.
Bổ sung thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa: Để tránh tình trạng táo bón, khó tiêu, mẹ nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc… vào thực đơn hàng ngày cho bé. Thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ và thanh lọc thức ăn trong hệ tiêu hóa, tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra bên ngoài. Ngoài ra, các loại dinh dưỡng công thức giảm đường lactose và có đạm whey thủy phân dễ hấp thu, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS cũng giúp trẻ tiêu hoá tốt hơn.
Uống đủ nước:Nước làm thức ăn loãng ra, dễ di chuyển trong hệ tiêu hóa. Uống nước đều đặn hàng ngày là một trong những cách dễ làm và hiệu quả để cải thiện hệ tiêu hóa của bé.
Đảm bảo vệ sinh chế biến thức ăn: Thức ăn của trẻ luôn cần được chế biến từ nguyên liệu sạch, an toàn và tươi ngon. Mẹ nên cho trẻ ăn dứt điểm từng bữa, hạn chế tình trạng hâm lại nhiều lần. Cần thận trọng khi hâm bằng lò vi sóng vì lượng nhiệt có thể phân bổ không đều, nên nấu mềm và nghiền nhuyễn thực phẩm thay vì hầm lấy nước.
>>Xem thêm: Những con số thú vị về hệ tiêu hóa của trẻ
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!