Khi mang thai đôi mẹ bầu không chỉ là niềm vui vô hạn, mà còn là nỗi hoang mang trước những sự việc cần chú ý, những bữa ăn cần quan tâm tuyệt đối và những cơn ốm nghén nặng hơn lúc bình thường.
Mang thai đôi, cần lưu ý những gì?
Có nhiều vấn đề mà mẹ bầu đôi cần quan tâm, tuy nhiên trong đó yếu tố quan trọng nhất trong suốt thai kì chính là việc lựa chọn tư thế nằm phù hợp. Bởi vì những tư thế nằm không thích hợp có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi, khiến mẹ bầu vượt cạn khó khăn hơn và tăng các nguy cơ gây ra biến chứng.
Trong suốt quá trình thai sản, nếu mẹ bầu nằm quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe lẫn tâm lý, do khi không vận động thì trạng thái cơ thể của mẹ bầu cũng sẽ thêm mệt mỏi khiến khó ngủ, khó chịu và cảm thấy nhàm chán.
Trong trường hợp mẹ bầu bị động thai trong giai đoạn đầu thường được bác sĩ yêu cầu nằm bất động trên giường để đảm bảo an toàn cho thai nhi, lúc này vị trí nằm không thay đổi sẽ đặt áp lực lên các tĩnh mạch, đẩy lượng máu phần dưới cơ thể chảy ngược về tim. Tuy nhiên theo tham khảo bác sĩ, mẹ bầu vẫn có thể đi lại nhẹ nhàng hoặc làm một số công việc nhẹ. Trong trường hợp mẹ bầu muốn tham gia hoạt động hoặc làm việc cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi làm.
Tư thế nằm ngủ như thế nào để tốt cho thai nhi?
Trong ba tháng đầu của thai kì, bào thai vẫn còn nhỏ và chưa tác động đáng kể lên cơ thể mẹ bầu nên mẹ có thể nằm ngủ với nhiều tư thế như nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Tuy nhiên mẹ bầu nên tránh việc nằm sấp hoặc ôm gối ngủ sẽ không tốt cho sức khỏe lẫn thai nhi.
Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6, mẹ bầu nên nằm nghiêng nếu mang song thai hoặc cơ địa tích nước ối quá nhiều. Tư thế ngủ nằm nghiêng có thể giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai quá nhiều. Mẹ bầu cũng có thể nằm ngửa và kê chân trên gối mềm để thay đổi tư thế.
Trong ba tháng cuối của thai kì, mẹ bầu nên chú ý hơn cho các tư thế nằm. Bởi vì tư thế nằm trong giai đoạn cuối thai kì rất quan trọng và liên quan chặt chẽ đến sự an toàn của thai nhi. Do tử cung thường có xu hướng xoay về phía bên phải trong những tháng cuối thai kì, nên mẹ bầu cần nằm nghiêng sang trái để giảm bớt áp lực cho các vùng xương chậu và động mạch đồng thời giúp tăng quá trình lưu thông máu để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Mẹ bầu cũng có thể nằm nghiêng sang trái và kê cao chân bằng gối mềm trong trường hợp bị phù chân hoặc căng tĩnh mạch chân để giảm bớt chứng phù nề gây khó chịu.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần phải nằm trên các giường có nệm mềm, tránh nằm giường cứng hoặc kê đầu quá cao, đặc biệt khi ngủ mẹ bầu nên sử dụng màn chống muỗi để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn, ngủ ngon hơn để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho thai nhi và bảo vệ sức khỏe.
Quá trình hình thành song thai như thế nào?
Hiện tượng sinh đôi có di truyền không?
Sinh đôi 1 trai 1 gái và những điều không phải ai cũng biết
Hướng dẫn cách chăm sóc cho mẹ bầu mang thai đôi cực chuẩn
Chế độ thai sản khi mang thai đôi như thế nào?
Mẹ bầu cũng nên luyện tập vận động, thể dục nhẹ nhàng để có được cơ thể khỏe mạnh. Khi luyện tập chú ý giữ mát cho cơ thể và tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày, 3 lần mỗi tuần là hợp lí nhất.
Mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng trong 3 tháng đầu thời kỳ mang thai, nên tránh không tập những động tác nằm thẳng lưng.
Trên đây là một số thông tin về tư thế nằm ngủ màLily & WeCaređã tổng hợp dựa trên các ý kiến và thông tin tham khảo y tế. Hy vọng rằng các thông tin này có thể giúp mẹ bầu bảo vệ con yêu tốt hơn và có được niềm hạnh phúc khi đứa con chào đời khỏe mạnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!