Mất kinh kéo dài sau khi tiêm thuốc tránh thai: Khi nào bạn mới cần lo lắng?

Giới tính - 11/24/2024

So với biện pháp tránh thai dựa trên hormone khác là thuốc tránh thai thì tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả nhanh và cao hơn vì thuốc được tiêm trực tiếp dưới da rồi ngấm vào mạch máu.

Tiêm thuốc tránh thai, nhiều chị em hoảng sợ vì không có kinh nguyệt

Có rất nhiều phương pháp tránh thai hiện nay, trong đó có khá nhiều chị em lựa chọn việc tiêm thuốc tránh thai. Phương pháp được ưa chuộng bởi đem lại hiệu quả tránh thai cao. Cụ thể, thuốc tiêm tránh thai sẽ có tác dụng ngay lập tức khi bạn tiêm trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn tiêm vào những ngày khác, thuốc tiêm sẽ có tác dụng sau 7 ngày tiêm.

Mất kinh kéo dài sau khi tiêm thuốc tránh thai: Khi nào bạn mới cần lo lắng?

Để đảm bảo hiệu quả mong muốn, bạn nên tiêm thuốc tránh thai mỗi 3 tháng theo khuyến cáo. Nếu bạn tiêm thuốc đúng thời điểm, tỷ lệ mang thai là 1/100/một năm dùng thuốc. Chỉ cần tiêm thuốc tránh thai đúng lịch hẹn, vậy là bạn yên tâm không mang thai ngoài ý muốn.

Trước những ưu điểm vượt trội ấy, nhiều chị em đã lựa chọn tiêm thuốc tránh thai làm biện pháp cho bản thân, trong khi không ảnh hưởng đến đời sống tình dục. Nhưng đi kèm với đó là hiện tượng mất kinh. Rất nhiều chị em than phiền trên các group kín rằng tiêm thuốc tránh thai bị mất kinh hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đáng bàn cãi ở đây là mặc dù đã ngừng thuốc nhiều tháng, thậm chí cả một năm nhưng kinh nguyệt vẫn không về.

Đây thực sự là tin đáng lo ngại, nhất là với những chị em chưa từng trải qua sinh nở sử dụng phương pháp tiêm thuốc tránh thai như một cách tránh thai tạm thời. Mất kinh do tiêm thuốc tránh thai ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của chị em phụ nữ.

Mất kinh kéo dài sau khi tiêm thuốc tránh thai: Khi nào bạn mới cần lo lắng?

Trước những ưu điểm vượt trội ấy, nhiều chị em đã lựa chọn tiêm thuốc tránh thai làm biện pháp cho bản thân, trong khi không ảnh hưởng đến đời sống tình dục.

Khi nào bạn mới cần phải lo lắng nếu thấy ngừng kinh do tiêm thuốc tránh thai?

Theo BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp), tiêm thuốc tránh thai cũng như những loại thuốc tránh thai khác. Điều đó có nghĩa là chúng đều là thuốc nội tiết ức chế sự rụng trứng. Về lý thuyết, biện pháp tránh thai này có thể dùng cho bất cứ phụ nữ nào ở lứa tuổi sinh đẻ muốn dùng một biện pháp tránh thai tự chọn.

So với biện pháp tránh thai dựa trên hormone khác là thuốc tránh thai thì tiêm thuốc tránh thai có hiệu quả nhanh và cao hơn vì thuốc được tiêm trực tiếp dưới da rồi ngấm vào mạch máu. Không những vậy, biện pháp này còn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn sau này, nếu muốn có thai trở lại thì chỉ cần ngưng tiêm thuốc là được.

Mất kinh kéo dài sau khi tiêm thuốc tránh thai: Khi nào bạn mới cần lo lắng?

Nếu đã ngừng tiêm thuốc tránh thai một năm trời mà kinh nguyệt vẫn chưa về thì chị em cần hết sức cẩn trọng.

Lẽ tất nhiên, khi tiêm thuốc tránh thai, bạn sẽ bị mất kinh. Đó là chuyện hết sức bình thường. Kể cả ngừng tiêm thuốc một thời gian rồi nhưng vẫn chưa có kinh cũng không phải chuyện đáng ngại lắm. Bởi lẽ, đây là tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, nếu đã ngừng tiêm thuốc tránh thai một năm trời mà kinh nguyệt vẫn chưa về thì chị em cần hết sức cẩn trọng.

'Tốt nhất là bạn không nên ngồi một chỗ suy đoán, lo lắng. Thay vào đó nên đến thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện sản phụ khoa, gặp những bác sĩ chuyên khoa để được tiến hành khám chữa. Nhất là với những chị em đang trong độ tuổi sinh đẻ, đang mong muốn có con thì điều này đặc biệt cần thiết', chuyên gia khẳng định.

Ngoài ra, tiêm thuốc tránh thai làm bạn mất kinh thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chuyển qua những phương pháp tránh thai khác. Bạn nên đi khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn trực tiếp và có lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!