Mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối và cách khắc phục

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường hay bị phù chân hay còn gọi là hiện tượng “xuống máu chân”. Điều này gây ra nhiều bất tiện và khó chịu cho các chị em. Nếu tình trạng này không được giải quyết, dễ khiến gây ra những chứng bệnh khác. Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm hiểu về nguyên nhân mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối để tìm ra được cách khắc phục.

Vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường hay bị phù chân hay còn gọi là hiện tượng “xuống máu chân”. Điều này gây ra nhiều bất tiện và khó chịu cho các chị em. Nếu tình trạng này không được giải quyết, dễ khiến gây ra những chứng bệnh khác. Lily & WeCare sẽ giúp các chị em tìm hiểu về nguyên nhân mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối để tìm ra được cách khắc phục.

Nguyên nhân mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối của thai kỳ

Khi bị phù chân, nếu không được khắc phục sớm, mẹ bầu rất có thể sẽ bị chứng phù nề - một triệu chứng ban đầu của tiền sản giật, nó cảnh báo nguy cơ của hội chứng cao huyết áp, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Nguyên nhân mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối được xác định là do:

- Quá trình máu chảy về tim bị cản trở: Thai nhi càng về cuối thai kỳ lại càng phát triển và làm tăng áp lực trong ổ bụng của mẹ bầu, làm cho máu khó chảy trở lại tim được. Quá trình này còn bị ảnh hưởng do mẹ bầu mặc đồ quá chật, thai quá lớn, chơi các môn thể thao nặng, mang vác nặng, ho nhiều và ho lâu do bị bệnh phổi tắc nghẽn, ngồi lâu hoặc vắt chéo chân (mẹ bầu làm văn phòng), dư cân và béo phì, rối loạn nội tiết khi mang thai... khiến ứ trệ tuần hoàn máu và làm máu khó về tim hơn.

- Hoạt động bơm máu của cơ vùng chân bị giảm: Nguyên nhân là do mẹ bầu phải đứng hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; do mẹ bầu thường hay mang giày cao gót; mẹ bầu bị liệt hai chân hoặc do các bệnh về thần kinh. Những yếu tố này khiến máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và gây phù. Nếu không kịp điều trị, càng gần ngày sinh thì mẹ bầu càng bị phù, các van tĩnh mạch và hệ thống tĩnh mạch dưới bị suy giãn, không thể phục hồi được ngay cả sau khi sinh con.

Mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối và cách khắc phục

Hoạt động bơm máu vùng cơ chân bị giảm.

Làm sao để giảm chứng phù chân?

Sau khi xác định đượcnguyên nhân mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối, để đảm bảo được sức khỏe, các mẹ bầu nên áp dụng các phương pháp như sau:

- Đảm bảo cung cấp đủ lượng đạm cho cơ thể: Mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa... mỗi ngày. Để tránh thiếu sắt, mẹ bầu cũng nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/tuần.

- Ăn mặn nên hạn chế (nếu bỏ được thì càng tốt): Ăn mặn sẽ khiến cho thận thêm áp lực. Mẹ bầu nên ăn những thức ăn dễ tiêu, không ăn những loại khiến đầy hơi (gạo nếp, hành tây, khoai lang, khoai tây...) để tránh bị lưu thông máu kém, dễ dẫn đến phù nề.

- Khi ngủ nên nằm nghiêng về một phía: Điều này sẽ giúp mẹ bầu tránh được áp lực đè lên các tĩnh mạch. Nên nằm nghiêng về bên trái của cơ thể bởi các tĩnh mạch thường tập trung phía bên phải. Khi ngủ, dùng một chiếc gối kê dưới chân để giảm áp lực, xoa dịu các cơ.

Mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối và cách khắc phục

Chế độ ăn hợp lý giúp giảm chứng phù chân.

- Tuyệt đối không nên nhịn tiểu: Nước tiểu trữ trong bàng quang sẽ làm tăng mức độ sưng phù của cơ thể.

- Tuyệt đối không mang giày, dép quá chật: Những đôi giày, dép quá chật sẽ khiến phát sinh chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân... Cũng không nên sử dụng những đôi giày cao gót, độ cao của nó sẽ khiến ảnh hưởng tới xương, cơ thể không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng khiến vùng dưới bị đau, chưa kể tới hậu quả của trẹo chân và ngã. Với những trường hợp làm việc trong phòng hay ở nhà thì nên dùng dép mềm để đi.

- Không nên đứng quá lâu: Điều này sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn hết xuống chân, làm cho mẹ bầu nhức và đau mỏi đôi chân. Cũng không nên quá ngồi lâu, khi làm việc hãy dành chút thời gian để đi lại hoặc giải lao bằng cách co duỗi chân, giúp khí huyết lưu thông.

- Không ngồi xếp bằng hoặc vắt chéo chân bởi nó sẽ khiến máu tuần hoàn kém, dễ tê chân. Thường xuyên tẩy da chết và chăm sóc cho chân. Mẹ bầu cũng đừng quên massage đôi chân của mình hoặc trước khi ngủ ngâm chân với nước ấm có pha muối loãng để giúp nó thư thái, máu được lưu thông tốt hơn.

- Nên thường xuyên đi bộ: Chỉ cần đi lại nhẹ nhàng mỗi ngày, mẹ bầu sẽ vừa sinh con dễ lại vừa hạn chế được chứng phù chân.

Nếu như sau khi đã tìm ra được nguyên nhân mẹ bầu bị phù chân những tháng cuối, áp dụng phương pháp giải tỏa mà hiện tượng này vẫn không thuyên giảm, kèm theo đó là triệu chứng đau đầu, mờ mắt, đau bụng thì mẹ bầu phải lập tức tới gặp bác sĩ để tránh mắc phải hội chứng tiền sản giật.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!