Ốm nghén là hiện tượng rất bình thường khi mang thai, đặc biệt là trong lần mang thai đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu bị ốm nghén nặng quá mức khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển thai nhi. Vậy ốm nghén nặng, các mẹ phải làm sao để giảm triệu chứng nghén, hãy tham khảo thông tin mà Lily & WeCare chia sẻ dưới đây.
Ốm nghén nặng thường có biểu hiện gì?
Cũng giống như ốm nghén thông thường, khi bị ốm nghén nặng mẹ bầu cũng có những triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, sợ mùi thức ăn,... Nhưng nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì tình trạng nôn ói chiếm phần lớn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, nôn nhiều và nôn khan.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Bệnh viện E Trung ương, những thai phụ bị ốm nghén nặng có thể là tình trạng nhiễm độc thai nghén. Ốm nghén nặng thường có hiện tượng buồn nôn sớm, nôn nhiều lần trong ngày, và nôn kéo dài, có thể kéo dài đến 5 tháng, hay thậm chí suốt thai kỳ. Với tình trạng ốm nghén nặng vậy có thể khiến da thai phụ nhăn nheo, hơi vàng, tim đập nhanh, nước tiểu ít, và không muốn ăn uống. Tình trạng ốm nghén nhiều có thể gây mê sảng, co giật, gây viêm tắc ruột, và viêm đường tiết niệu làm nguy hiểm đến tính mạng người mẹ, còn thai nhi có thể nhẹ cân hoặc chết lưu.
Bác sĩ Hoàng Anh cảnh báo, biến chứng cấp tính nặng của hội chứng nhiễm độc thai nghén vào ba tháng cuối thai kỳ là dấu hiệu báo trước của hiện tượng tiền sản giật, và nhau bong non, điều đó sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng cả mẹ và con. Vì vậy, khi mang thai mà bị nghén nặng, chị em cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn và làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe và có biện pháp xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.
Mẹ bầu ốm nghén nặng phải làm sao?
Tình trạng ốm nghén nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, để giảm tình trạng ốm nghén nặng, các mẹ bầu nên thực hiện những việc sau:
- Chế độ ăn uống cho bà bầu bị ốm nghén nặng
Như thế nào là cân nặng thai nhi vượt chuẩn?
Không ốm nghén trong 3 tháng đầu bạn có gặp tình huống này không?
Tổng quan về quá trình mang thai dành cho bà mẹ mang thai lần đầu
Bà bầu hạn chế truyền dịch dù buồn nôn, không ăn được?
Thực hư việc đoán giới tính thai nhi theo vị trí bụng bầu
Trong một số trường hợp mẹ bầu bị nôn mửa quá nhiều không thể hấp thu các dưỡng chất khác thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên bổ sung vitamin B6 để giảm buồn nôn, làm tăng hiệu quả việc hấp thụ chất sắt, và các vitamin khác để đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ, uống một ly nước cam hoặc nước ép cà chua, hay đu đủ chín để giảm buồn nôn và cũng giúp mẹ cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Mẹ bầu nên tránh các loại thức ăn khiến cho tình trạng ói mửa thêm trầm trọng hơn như thức ăn có mùi nồng, mùi tanh, và thức ăn tái sống. Nên chọn các loại thức ăn mềm và dễ tiêu hoá.
Khi nôn ói nhiều mẹ bầu sẽ rơi vào tình trạng mất nước, vì vậy các mẹ cần uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng khử nước. Nước cũng rất quan trọng với bà bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, vì vậy các chuyên gia khoa sản thường khuyên bà bầu nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Lối sống, sinh hoạt của mẹ bầu
Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi với các triệu chứng buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Mỗi ngày, mẹ nên dành khoảng 15 phút để tập thể dục nhẹ nhàng như yoga hay đi bộ để giúp cải thiện tiêu hoá, hấp thụ thức ăn dễ hơn và giảm buồn nôn. Mẹ bầu cần kết hợp giữa việc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để có một sức khỏe tốt.
Cơ thể bị suy yếu do kiệt sức sẽ làm giảm khả năng chống chọi buồn nôn, vì vậy mẹ bầu nên cố gắng ngủ ít nhất 8 giờ mỗi đêm và nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt. Ốm nghén có xu hướng nghiêm trọng hơn khi bạn quá mệt hay quá lo lắng, và căng thẳng. Bên cạnh đó, để tránh chóng mặt, bạn cố gắng từ từ rời khỏi giường vào mỗi sáng.
- Tâm lý thai phụ
Tình trạng nôn mửa kéo dài sẽ khiến cho nhiều mẹ chán nản, mệt mỏi, lo lắng và stress nặng. Chính vì thế, các mẹ hãy cải thiện tâm lý đó của mình bằng cách suy nghĩ tích cực về vấn đề này. Các ông chồng nên giúp đỡ vợ mình vượt qua thời gian khó khăn này bằng cách chia sẻ, và chăm sóc vợ chu đáo. Thấy được sự quan tâm của chồng, các mẹ sẽ có tâm lý thoải mái hơn khi mang thai.
Bài viết trên đây đã giúp các mẹ bầu hiểu được vấn đề ốm nghén, và khi bị ốm nghén nặng nên làm gì. Hi vọng các mẹ đã có những lưu ý nhất định cho bản thân để phòng tránh ốm nghén ở những lần mang thai tiếp theo, và để thai nhi phát triển an toàn.
>>> Xem thêm: Ốm nghén nặng khiến mẹ bầu giảm cân phải làm sao?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!