Mẹ bầu nên biết về xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh

Xét Nghiệm - 11/28/2024

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm ngoài việc đi khám thai định kỳ ở các bệnh viện phụ sản. Các xét nghiệm này có thể kể đến như xét nghiệm sàng lọc nhiễm sắc thể, xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh, xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh... để có thể biết được nguy cơ mắc một số bệnh lý bẩm sinh ở thai nhi. Và một trong những xét nghiệm đáng chú ý trên thì có một xét nghiệm sàng lọc mà chị em cần phải lưu ý, đó là xét nghiệm suy giáp bẩm sinh.

Khi mang thai, mẹ bầu cần phải thực hiện rất nhiều xét nghiệm ngoài việc đi khám thai định kỳ ở các bệnh viện phụ sản. Các xét nghiệm này có thể kể đến như xét nghiệm sàng lọc nhiễm sắc thể, xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh, xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh... để có thể biết được nguy cơ mắc một số bệnh lý bẩm sinh ở thai nhi. Và một trong những xét nghiệm đáng chú ý trên thì có một xét nghiệm sàng lọc mà chị em cần phải lưu ý, đó là xét nghiệm suy giáp bẩm sinh.

Suy giáp bẩm sinh là gì?

Suy giáp bẩm sinh là một bệnh lý xảy ra do tuyến giáp không sản xuất đủ nội tiết tố trong cơ thể để có thể đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Theo thống kê thì khả năng bệnh suy giáp bẩm sinh xuất hiện ở thai nhi là khá thấp với tỉ lệ 1/4000 em bé mới sinh ra đời.

Nếu trường hợp mẹ mang thai mà không thực hiện xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh, đến trường hợp xấu nhất là trẻ khi sinh ra bị suy giáp thì sẽ rất nguy hiểm cho bé. Trẻ sơ sinh còn non nớt và hệ miễn dịch còn rất yếu so với những em bé lớn hơn. Do vậy, nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời về bệnh này thì bé sẽ bị tác động tiêu cực từ nhiều biểu hiện thường gặp ở bé.

Khi bé mới chào đời, da bé sẽ có màu vàng trong nhiều ngày liền, thậm chí là một thời gian dài (khác hẳn với triệu chứng vàng da ở những trẻ bình thường), màu da của bé vừa vàng nhưng vàng hơi xám chì và rất tái màu. Những em bé này sẽ không nhạy với những âm thanh từ môi trường bên ngoài, dù trong phạm vi có thể hoàn toàn nghe rõ, thậm chí có thể gọi là gây ồn, bé chậm lên cân và lưỡi thường lè ra ngoài nhiều.

Còn đối với trường hợp những em bé lớn hơn, có dài ngày tuổi hơn thì dấu hiệu chậm lên cân vẫn là dấu hiệu dễ thấy nhất ở bé trong từng tháng, bé không linh hoạt trong mọi hoạt động, đặc biệt khi được giao tiếp với mọi người xung quanh

Mẹ bầu nên biết về xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh

Mẹ bầu cần tiến hành xét nghiệm sàng lọc suy giáp cho thai nhi

Các mẹ có thể xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh ngay từ khi mang thai khi y học ngày càng tiến bộ và phát triển như hiện nay. Việc xét nghiệm sớm, sẽ giúp mẹ có thể phát hiện được trẻ có nguy cơ mắc bệnh về tuyến giáp cao hay thấp để có thể có những liệu pháp điều trị ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Theo TS.BS Nguyễn Khắc Hân Hoan - Trưởng khoa Xét nghiệm Di truyền Y học, Bệnh viện Từ Dũ thì suy giáp bẩm sinh có thể được điều trị bằng cách bổ sung Thyroxin hoặc xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ. Trong thời gian từ khi trẻ mới sinh đến khi được 2 tuổi, trẻ sẽ bổ sung Thyroxin dạng viên uống, ngoài ra trong quá trình uống Thyroxin trẻ cũng cần được thử máu và kiểm tra nồng độ thuốc có trong máu. Bắt đầu từ 2 tuổi, số lần thử máu ở trẻ sẽ giảm dần đi.

Bé bị suy giáp bẩm sinh chỉ được điều trị bình phục trở về bình thường khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 2 tuần lễ đầu sau sinh. Sau thời gian sinh là 48 giờ, bé sẽ được lấy mẫu máu từ gót chân hay tĩnh mạch mu tay thấm vào giấy thấm để làm xét nghiệm TSH và T4. Cho nên trong quá trình mang thai, các mẹ phải cố gắng thực hiện đầy đủ xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh, để đảm bảo cho trẻ sinh ra được khỏe mạnh và có thể phát triển một cách tự nhiên nhất, tránh những nguy cơ mắc bệnh không đáng có.

Mẹ bầu nên biết về xét nghiệm sàng lọc suy giáp bẩm sinh

Sau 48 giờ sau sinh, trẻ sẽ được lấy máu gót chân để tiến hành làm xét nghiệm chẩn đoán

Chủ động phòng tránh trước căn bệnh suy giáp bẩm sinh cho trẻ

Việc trẻ sơ sinh bị mắc bệnh suy giáp bẩm sinh khó có thể biết trước và chủ động phòng ngừa, vì vậy bản thân mẹ bầu mang thai cần phải thực hiện đầy đủ "trách nhiệm" của mình, nhằm để hạn chế thấp nhất tình trạng thai nhi bị bệnh suy giáp.

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, thì chị em nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát trước khi sinh nở thì có thể nhanh chóng phát hiện ra nguy cơ suy giáp ở thai nhi sau này là có hay không. Và trong quá trình mang thai, thai phụ cũng thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đặc biệt là những chị em mắc phải bệnh cường giáp khi mang thai, và sử dụng các loại thuốc ức chế tuyến giáp. Thì nguy cơ trẻ sinh ra bị suy giáp bẩm sinh là rất lớn, vì vậy cần phải có ý kiến từ bác sĩ để có thể mang thai an toàn.

Nếu tình trạng suy giáp bẩm sinh ở thai nhi được chẩn đoán kịp thời, thì sau khi sinh bé sẽ được tiến hành điều trị nhanh chóng trong 2 tuần đầu sẽ giúp bé phát triển bình thường. Cũng như hạn chế mức thấp nhất các triệu chứng bệnh xảy ra đối với trẻ sau này.

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!