Mẹ làm được 5 việc này sẽ không lo "đi đẻ là bị rạch tầng sinh môn”

Kiến Thức Y Học - 11/28/2024

Trong quá trình sinh thường, khi đầu em bé đi qua âm đạo sẽ khiến các mô xung quanh cửa âm đạo có thể bị rách để tạo thuận lợi cho em bé lọt ra ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để em bé đi ra ngoài dễ dàng hơn và khi tầng sinh môn bị rách, rạch sẽ khiến người mẹ vô cùng đau đớn.

Trong quá trình sinh thường, khi đầu em bé đi qua âm đạo sẽ khiến các mô xung quanh cửa âm đạo có thể bị rách để tạo thuận lợi cho em bé lọt ra ngoài. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể dùng thủ thuật rạch tầng sinh môn để em bé đi ra ngoài dễ dàng hơn và khi tầng sinh môn bị rách, rạch sẽ khiến người mẹ vô cùng đau đớn.

Theo các chuyên gia, có một vài yếu tố làm tăng khả năng người mẹ sẽ bị rách tầng sinh môn khi sinh con là em bé quá lớn, mẹ là người châu Á, vị trí nằm của em bé, mẹ tăng cân nhiều trong thai kỳ và mẹ sinh thường lần đầu.

Ngoài cơn đau chuyển dạ, đau khi khâu tầng sinh môn do bị rạch được liệt vào danh sách những nỗi sợ hãi đến ám ảnh của mẹ bầu. Vậy có cách nào để giảm nguy cơ bị rách, rạch tầng sinh môn khi đi đẻ không?

Thực tế thì không phải có những cách đảm bảo chắc chắn mẹ sẽ không bị rách hoặc bị rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh nở nhưng nếu mẹ làm được việc này sẽ giảm tối đa nguy cơ trên.

Chuẩn bị cơ thể tốt

Nếu trong thai kỳ, người mẹ ngồi và lười di chuyển thì nguy cơ bị rạch khi sinh con sẽ rất cao. Vì vậy, tốt hơn cả mẹ nên tạo thói quen tập thể dục đều đặn trong thai kỳ. Tập thể thao không chỉ giúp cải thiện lưu thông máu và từ đó sẽ cải thiện độ đàn hồi cho da.

Khi lượng máu được cải thiện đến vùng đáy chậu và âm đạo cũng sẽ cải thiện sức khỏe các cơ, mô.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng tốt và uống đầy đủ nước sẽ tốt cho da và sức khỏe cơ bắp. Trong chế độ ăn, bà mẹ nên bổ sung nhiều chất béo lành mạnh đặc biệt là omega-3 từ cá, hạt chia, quả óc chó và hạt bí ngô.

Mẹ cũng cần bổ sung các loại rau vào chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày vì chúng chứa nhiều vitamin E, C và kẽm – rất có lợi cho da khi bị kéo căng và phục hồi tốt sau sinh.

Mẹ làm được 5 việc này sẽ không lo "đi đẻ là bị rạch tầng sinh môn”

Tập kegel

Bài tập có lợi nhất cho phụ nữ mang thai là tập kegel – cực tốt cho cơ sàn chậu. Tuy nhiên mọi người thường cho rằng sau sinh mới cần thiết phải tập nhưng theo các chuyên gia thì ngay từ khi mang bầu mẹ đã nên tập kegel đều đặn mỗi ngày.

Những bài tập kegel sẽ giúp kéo dài và cải thiện sức lực của cơ sàn chậu và các cơ khác xung quanh, giúp mẹ đẻ thường mà không lo bị rạch tầng sinh môn.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể tập squats cũng rất tốt cho cơ sàn chậu.

Tìm vị trí sinh con thuận lợi

Các mẹ Việt khi sinh thường chỉ có một tư thế là nằm nhưng thực ra đây không phải là tư thế quá hoàn hảo để đẩy em bé ra ngoài. Việc chọn được vị trí phù hợp sẽ giúp dồn em bé xuống dưới và người mẹ sẽ dễ đẩy con ra hơn.

Một số vị trí đẻ thường lý tưởng là quỳ gối và chống tay trên nền thảm hoặc ngồi trên ghế rặn đẻ hay sinh con trong bồn nước ấm cũng giảm nguy cơ bị rạch, rách tầng sinh môn.

Rặn đẻ đúng lúc

Trong giai đoạn rặn đẻ, nhiều bà mẹ hay cố gắng rặn đẻ non khi cơn đau chưa tới và đây là nguyên nhân dễ khiến mẹ bị rách tầng sinh môn. Trên thực tế thì những cơn co thắt khi sinh nở là tự nhiên và có không ít bà mẹ đẻ con khi đang ngủ hay đang hôn mê. Chính vì vậy, việc rặn đẻ của mẹ chỉ có tác dụng hỗ trợ em bé chào đời nhanh hơn.

Khi rặn đẻ, mẹ cần chú ý làm theo hướng dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không được rặn quá sớm.

Massage tầng sinh môn

Massage đáy chậu khi mang thai được chứng minh là làm giảm nguy cơ bị rách khi sinh thường khá hiệu quả. Mẹ có thể dùng dầu oliu hoặc dầu dừa để massage nhẹ nhàng hàng ngày nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách massage đúng cách, hiệu quả.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!