Mẹ nên chú ý khi trẻ bị sưng hạch cổ

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sưng hạch cổ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang bị suy yếu, nhiễm bệnh, nhiễm vi khuẩn, virus, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do đó các mẹ cần chú ý chăm sóc và kiểm tra tình trạng sưng hạch của trẻ để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Sưng hạch cổ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang bị suy yếu, nhiễm bệnh, nhiễm vi khuẩn, virus, đe dọa tính mạng của trẻ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Do đó các mẹ cần chú ý chăm sóc và kiểm tra tình trạng sưng hạch của trẻ để có hướng xử lý phù hợp nhất.

Mẹ nên chú ý khi trẻ bị sưng hạch cổ

Vì sao trẻ bị sưng hạch cổ?

Trong hệ thống miễn dịch của trẻ em, hạch lympho đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn và chống lại những yếu tố gây viêm nhiễm cho cơ thể như vi trùng, vi khuẩn, virus, nấm mốc. Khi các hạch này bị sưng lên và xuất hiện ở vị trí cổ, sẽ là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ đang bị suy yếu, nhiễm bệnh, nhiễm vi khuẩn, virus. Các nguyên nhân gây viêm sưng hạch ở trẻ có thể là cảm cúm, viêm họng, rubella, viêm phổi, thậm chí là ung thư...

Hạch cũng có thể bị sưng lên khi cơ thể trẻ có một số tổn thương ngoài da hoặc bị côn trùng cắn, gây nguy hiểm và đe dọa sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tùy thuộc vào số lượng, kích thước, khả năng di chuyển của vị trí sưng hạch cũng như những biểu hiện đi kèm như tấy đỏ hay sưng đau, sốt cao mà chúng ta có thể biết được tình trạng viêm hạch của trẻ có nặng hay không? Nguy hiểm đến đâu và là dấu hiệu nhận biết của những căn bệnh nào?

Với bất cứ tình trạng sưng hạch nào ở cổ, trẻ cũng cần được mau chóng phát hiện và điều trị để tránh tình trạng viêm nhiễm , nhiễm trùng có thể lan rộng ra toàn cơ thể, đe dọa tính mạng của các em.

Mẹ nên chú ý khi trẻ bị sưng hạch cổ

Những điều cần chú ý khi trẻ bị sưng hạch cổ

Ngay khi trẻ có những biểu hiện của tình trạng sưng hạch cổ, cha mẹ nên kiểm tra và theo dõi diễn biến chặt chẽ để kịp thời phát hiện những bất thường và nguy cơ từ vị trí sưng hạch.

Trường hợp bị viêm hạch do nhiễm phải các siêu vi trùng như vi trùng lao, viêm tai giữa, viêm amidan, hạch của trẻ sẽ có tình trạng bị sưng, hơi đau và khó chịu một chút. Nếu được điều trị hiệu quả căn nguyên của bệnh thì những vùng hạch bị sưng ở cổ sẽ mau chóng thu nhỏ lại và hết đau đớn.

Tình trạng sưng hạch có đi kèm các dấu hiệu như sốt cao, sưng to thành u cục lớn, tấy đỏ và có cảm giác nóng rát thì rất có thể là một số vùng trên cơ thể của trẻ đang bị nhiễm trùng, gây bội nhiễm cho phần hạch. Đây là tình trạng nguy hiểm khiến cơ thể trẻ suy yếu và nhiễm trùng nặng nề nếu không được kịp thời chữa trị, do đó cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và chỉ định dùng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm kịp thời, tránh những di chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm sưng hạch ở cổ cũng có thể là biểu hiện của những căn bệnh nguy hiểm khó lường, nên tốt nhất cha mẹ cần quan sát và theo dõi sự phát triển và yếu tốt bất thường trong quá trình sưng hạch ở trẻ. Bằng cách đo đường kính của hạch qua các ngày, cho trẻ uống càng nhiều nước càng tốt, cha mẹ có thể biết chính xác hạch của trẻ có phát triển hơn không và sưng tấy tới mức nào, sốt cao trên 39 độ hay không để từ đó kịp thời có hướng xử lý an toàn nhất cho sức khỏe và tính mạng của các em.

Tuyệt đối không được tự lấy tay để đẩy hay ấn các phần viêm sưng hạch ở cổ của trẻ xuống, có thể gây kích ứng các cơ chế viêm nhiễm, làm cho hạch khó có thể thu nhỏ lại. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên nhắc nhở và lưu ý trẻ để các em không sờ tay hay nắn bóp nhiều vào những vùng hạch bị viêm sưng, có thể gây viêm nhiễm và bất lợi cho quá trình điều trị.

Mẹ nên chú ý khi trẻ bị sưng hạch cổ

Điều trị khi trẻ bị sưng hạch cổ

Thông thường việc dùng kháng sinh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong vòng từ 7 tới 10 ngày tùy theo mức độ viêm nhiễm của hạch sưng. Cá biệt có những trường hợp hạch sưng lên ở cổ có biểu hiện mưng mủ và áp xe sẽ được chỉ định tiểu phẫu để thoát mủ ra ngoài, hạn chế tối đa tình trạng viêm gây nhiễm trùng cho cơ thể.

Đối với những trường hợp viêmsưng hạch cổkhông rõ nguyên nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát các bệnh lý trên toàn cơ thể cho trẻ. Nếu tình trạng viêm sưng kéo dài và không thuyên giảm, nhiều khả năng phần sưng hạch sẽ được lấy sinh thiết để loại trừ những bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Riêng các trường hợp trẻ bị sưng hạch do có các khối u sẵn có trong cơ thể hoặc bị nhiễm nấm, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị và chăm sóc cá biệt để giúp cải thiện tình trạng sưng hạch một cách toàn diện và an toàn.

Mẹ nên chú ý khi trẻ bị sưng hạch cổ

Lưu ý khi chăm sóc tại nhà

Trên thực tế, hạch vẫn có thể tăng kích thước sau 48 giờ sử dụng thuốc kháng sinh, do đó cha mẹ không nên chủ quan và bỏ qua việc quan sát và kiểm tra những vùng sưng hạch ở cổ của trẻ.

Cha mẹ nên thường xuyên đo thân nhiệt để biết tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể trẻ đã được kiểm soát hay chưa. Ngoài ra do hạch sưng to nên trẻ em sẽ khó ăn khó nuốt thức ăn, cha mẹ cần chuẩn bị các loại thực phẩm mềm dễ nuốt như cháo, đồ hầm để giúp trẻ cảm thấy ngon miệng, đảm bảo dinh dưỡng để phục hồi lại sức khỏe.

Hi vọng rằng những thông tin vừa rồi cũng đã cung cấp đầy đủ cho các cha mẹ về những lưu ý và hướng dẫn chăm sóc, điều trị cho trẻ bịsưng hạch cổ, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện của các em trong tương lai.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!