Hiện nay, vẫn không ai biết được chính xác khóc dạ đề là gì và nguyên nhân thật sự của nó. Nếu gia đình nào mới có em bé đang trong độ tuổi từ 3 tuần đến 3 tháng, đêm nào cũng khóc vào đúng một giờ và khóc khoảng tầm 3 tiếng đồng hồ mới thôi, tình trạng này kéo dài từ 3 tuần trở lên thì người ta gọi là khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh.
Hầu hết các bé mắc chứng khóc dạ đề sẽ thường hay khóc vào buổi chiều tối hoặc đêm. Tiếng khóc rất lớn và dai dẳng, khóc mãi không thôi. Mỗi khi bé khóc, mặt sẽ đỏ lựng lên, hai chân co vào nhau, nắm chặt hai bàn tay và co bụng. Một số bé liên tục vừa khóc vừa hét, bé khác thì xì hơi, ợ trớ khiến cho cha mẹ vô cùng lo lắng.
Vậy đâu là cách tốt nhất để chữa được chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số các mẹo dân gian truyền tai nhau về cách điều trị chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ nên lưu ý.
Cách điều trị cho bé mắc chứng khóc dạ đề
- Mẹ cần tránh xa những loại thức ăn như hành, tỏi, các loại cây họ cải (bắp cải, củ cải, bông cải xanh, súp lơ), cà ri, sô cô la, cà phê... Các loại thức ăn này đi vào trong sữa mẹ và gây ra các kích thích ruột khiến cho trẻ khó chịu và quấy khóc.
- Đảm bảo cho bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách bổ sung lợi khuẩn đường ruột thông qua men vi sinh. Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh lúc này gần như “vô trùng” nên dễ bị phản ứng với các kích thích bên ngoài. Mẹ nên bổ sung các men vi sinh vào sữa bột cho bé uống hoặc rắc một ít men vi sinh lên núm vú trước khi cho bé bú.
- Sử dụng công thức trà thảo mộc để chữa đầy hơi cho bé. Mỗi lần sử dụng, mẹ chỉ cần ngâm một muỗng trà thảo mộc khô với nước nóng trong ít nhất là 10 phút. Nếu bé đang bú mẹ, mỗi ngày mẹ nên uống 3 tách trà. Với những bé lớn hơn, mẹ có thể cho bé uống 1-2 muỗng mỗi lần và 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể pha 1-2 tách trà vào nước tắm cho bé để có tác dụng tương tự.
Nguyên nhân của chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh này được cho chủ yếu là do “thần khí” còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng của trẻ với môi trường bên ngoài còn yếu nên dễ bị các kích thích hoặc tác nhân bên ngoài làm cho khiếp sợ, sinh ra quấy khóc mãi không thôi. Một số nguyên nhân khác theo đông y đó là tâm nhiệt (tạng tâm bị nhiệt), tỳ vị hư hàn (lạnh bụng, chức năng tiêu hóa yếu)...
Có nhiều bác sĩ cho rằng khóc dạ đề là do trẻ hàng ngày không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, hoặc là do ban ngày vui chơi quá độ khiến cho thần kinh bị căng thẳng và kích thích quá mạnh, đến đêm đi ngủ liền bị phản ứng dẫn đến khóc dạ đề. Trẻ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề.
Hiện nay, có rất nhiều mẹo dân gian được lưu truyền là có thể điều trị được chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh. Cha mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao bé lại khóc, từ đó mới có những biện pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một vài bài thuốc dân gian, áp dụng cho mỗi dạng khóc dạ đề khác nhau mà cha mẹ có thể lưu ý:
Bài 1: Dạng tỳ vị hư hàn
Dấu hiệu của dạng này là trẻ khóc ban đêm, trán vã mồ hôi, người uể oải, mệt mỏi, hơi thở lạnh, bụng lạnh, đau, chán ăn, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng mỏng. Cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng làm cho trẻ ấm bụng, tăng cường tiêu hóa.
Công thức: Bạch truật 6g, đẳng sâm 8g, phục linh 6g, cam thảo 3g. Sắc lấy nước cho trẻ uống thay nước hàng ngày.
Ngoài ra có thể sử dụng 5g gừng tươi thái chỉ, cho vào cốc sứ, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng 5 phút rồi cho 15g đường đỏ quấy đều, chia ra cho trẻ uống trong ngày và trước khi đi ngủ.
Những mẹo dỗ trẻ khóc dạ đề hiệu quả cha mẹ cần phải nhớ
Trẻ sơ sinh hay khóc đêm phải làm sao?
Kinh nghiệm điều trị khóc dạ đề của mẹ thông thái
Cảnh báo những âm thanh bất thường của trẻ sơ sinh bố mẹ không nên bỏ qua
Dùng gừng tươi để chữa chứng khóc dạ đề ở trẻ
Bài 2: Dạng tâm nhiệt
Dấu hiệu của dạng này là trẻ khóc về đêm, khóc to, mặt đỏ, miệng và hơi thở nóng, táo bón, rêu lưỡi vàng mỏng. Để điều trị cần dùng bài thuốc thanh tâm giải nhiệt
Công thức: Lá vông nem 6g, diếp cá 8g, rau má 12g, gừng tươi 2 lát, sắc lấy nước cho trẻ uống hàng ngày.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể lấy lá tre, chắt lấy nước, cho gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn hàng ngày.
Bài 3: Lo sợ bất an
Dấu hiệu của dạng bệnh này là trẻ khóc đêm kèm theo sợ hãi, đêm nằm bất chợt giật mình tỉnh giấc rồi khóc thét, cần phải dùng bài thuốc giúp dưỡng tâm an thần.
Công thức: Xác ve 2g, phục thần 4g, táo nhân 4g, viễn chí 4g, sắc lấy nước, cho trẻ uống thay nước hàng ngày.
Dù sử dụng bài thuốc gì để điều trị chứngkhóc dạ đề ở trẻ sơ sinh, việc quan trọng là cha mẹ cần phải hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn để dỗ dành bé. Giữ cho căn phòng của trẻ được thoáng đãng, sạch sẽ và yên tĩnh để trẻ nghỉ ngơi, đồng thời đảm bảo chế độ ăn uống và vui chơi của trẻ được thực hiện một cách khoa học.>>> Xem thêm: Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết để xử lý
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!