Mì chính có giúp bạn chữa mặn khi nấu ăn không?

Điều cần biết - 11/24/2024

Nhiều bà nội trợ vẫn thường dùng mì chính (bột ngọt) để chữa mặn cho món ăn của mình. Vậy điều này có chính xác?

Về bản chất bột ngọt, monosodium glutamate (MSG) là muối natri của acid glutamic. Tinh thể bột ngọt rắn dạng hình que, không màu, không mùi, rời rạc, tan được trong nước, khó tan hơn trong cồn, có vị ngọt lưỡi. Vì không có màu, mùi đặc trưng nên bột ngọt được sử dụng trong nhiều món ăn để “điều vị”, gia tăng hương vị gốc, khiến thức ăn thêm đậm đà. Do đó, rất nhiều bà nội trợ, có thói quen nêm mì chính vào bất cứ món ăn nào được nấu, và cũng thường dùng mì chính để chữa mặn vì tin rằng vị ngọt này sẽ là bảo bối cứu cánh món ăn. Liệu điều này có đúng?

Mì chính có giúp bạn chữa mặn khi nấu ăn không?

Mì chính không phải là cách để chữa mặn cho món ăn. Ảnh minh họa: Internet

Theo Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp (GĐ TT Dinh dưỡng TP HCM) cho biết: Nhiều người mắc sai lầm khi sử dụng mì chính như một phương pháp hữu hiệu để chữa mặn, bởi dùng bột ngọt/mì chính vị mặn sẽ giảm xuống nhưng lượng natri vẫn còn trong món ăn, mà ăn nhiều nitrat lại vô cùng có hại.

'Trong thành phần bột ngọt có sodium (natri) là một chất điện giải cần thiết cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loãng xương và gây rối loạn tiêu hóa, mà trong bột ngọt có natri, do đó phải lưu ý rằng những người bị tăng huyết áp, suy thận hoặc các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa thì nên hạn chế sử dụng bột ngọt. Thêm vào đó, ta cần biết hàm lượng nitrat có trong các gia vị như sau: một muỗng canh cà phê muối có 4 g, một muỗng canh nước mắm thì có 1 g, một muỗng cà phê nước tương chứa 0,75 g muối nitrat, một muỗng cà phê hạt nêm có 0,25 g, trong khi một muỗng cà phê bột ngọt đã có tới 1,25 g muối. Có thể thấy lượng natri trong bột ngọt bằng 1/3 lượng natri trong muối'

Do đó, theo bác sĩ Diệp, có rất nhiều người khi bị cao huyết áp, họ tin rằng do ăn nhiều muối nhưng không biết rằng trong đó có thể có sự xuất hiện của mì chính/bột ngọt. Vì thế việc chữa mặn bằng bột ngọt không phải là một thứ giải pháp hữu hiệu.

Mặt khác, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lân, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia trao đổi với Zing.vn, cũng như các loại gia vị khác như muối, mắm, dấm, nước tương, ớt, tiêu,… mì chính (hay còn gọi là bột ngọt) không đem lại giá trị dinh dưỡng mà chỉ đơn thuần là một chất tạo vị cho món ăn.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm- Đại học Bách khoa Hà Nội) cũng đồng tình cho biết: “Phải biết rằng mì chính chỉ là gia vị nêm nếm món ăn, không phải là chất dinh dưỡng, chất ngọt bởi nó không thay thế vị ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng từ rau củ, cá, trứng... do đó chúng ta không nên lạm dụng và người già trẻ con không nên ăn nhiều'.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!