Mọc răng khiến trẻ dễ nôn ói?

Chăm sóc răng miệng - 11/28/2024

Mọc răng có thể là một trải nghiệm khó chịu đối với trẻ. Nhiều người cho rằng trẻ dễ nôn mửa trong khi mọc răng là bình thường, liệu có đúng?

Mọc răng là một quá trình tự nhiên mà đứa trẻ nào cũng đều từng trải qua. Mọc răng có thể là một trải nghiệm khó chịu đối với trẻ. Nhiều người cho rằng trẻ dễ nôn ói trong khi mọc răng là bình thường, liệu có đúng?

Việc mọc răng báo trước một số rắc rối có thể xảy ra đối với sức khỏe của trẻ. Rất nhiều cha mẹ lo lắng trong quá trình mọc răng trẻ dễ nôn ói và sốt. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu mọc răng có khiến trẻ dễ nôn ói không nhé!

Các triệu chứng của trẻ mọc răng

Ở một số trẻ thường không có bất kỳ triệu chứng nào khi mọc răng. Tuy nhiên, có những trẻ khác có thể trở nên dễ quấy khóc, bắt đầu chảy nước dãi, mất cảm giác thèm ăn hoặc khóc nhiều hơn bình thường. Trong một số trường hợp, mọc răng có thể kèm theo nôn ói và sốt.

Khi bạn phát hiện tình trạng trẻ dễ nôn ói khi mọc răng, bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nhi để xác định nguyên nhân cơ bản của triệu chứng này.

Các triệu chứng điển hình của trẻ mọc răng bao gồm:

  • Khó ngủ hơn
  • Ăn mất ngon
  • Khóc nhiều hơn
  • Thích nhai đồ vật
  • Đỏ, đau hoặc sưng nướu
  • Chảy nước dãi nhiều hơn

Tình trạng bé dễ nôn mửa khi mọc răng

Mọc răng khiến trẻ dễ nôn ói?

Theo một nghiên cứu phân tích từ tám quốc gia, mọc răng có thể làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, nhưng không có khả năng làm cho trẻ nôn mửa. Tuy nhiên, tình trạng bé nôn mửa có thể xảy ra cùng lúc với các triệu chứng mọc răng.

Một bài báo đăng trên tạp chí Pediatrics in Review nhấn mạnh rằng, trẻ mọc răng ở một thời điểm mà bé bắt đầu tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh. Ngoài ra, khả năng miễn dịch thụ động mà người mẹ truyền cho bé khi mang thai bị suy giảm vào thời gian này. Kết quả, có thể bé dễ nôn ói trong thời gian này do nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.

Một số bệnh có thể khiến trẻ dễ nôn ói bao gồm:

  • Nhiễm trùng tai
  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Cảm lạnh hoặc cúm thông thường
  • Viêm dạ dày ruột hoặc nhiễm trùng dạ dày khác
  • Dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp thức ăn có thể gây ói mửa.

Bạn cần phải gọi bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây của bé kèm theo nôn mửa:

  • Sốt
  • Khó thở
  • Phát ban dai dẳng
  • Không uống được
  • Ngủ nhiều hơn bình thường
  • Có cảm giác cực kỳ khó chịu, quấy khóc nhiều
  • Có dấu hiệu mất nước, bao gồm khô miệng, thiếu nước mắt và tã ít ướt hơn bình thường.

Mẹ cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu nôn kéo dài hơn 12 giờ hoặc nếu trẻ nôn mửa với số lượng lớn.

Bạn thường có thể điều trị mọc răng ở nhà cho trẻ bằng cách sử dụng các biện pháp đơn giản, chẳng hạn như chườm lạnh và massage. Bạn có thể gặp nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa để được cung cấp thêm lời khuyên về cách làm giảm các triệu chứng.

Điều quan trọng là bạn phải đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu trẻ bị sốt cao, khó chịu hoặc biểu hiện các triệu chứng khác không điển hình của mọc răng. Bạn phải tìm đến sự chăm sóc y tế nếu tình trạng nôn của trẻ kéo dài hơn 12 giờ hoặc nôn ói quá nhiều nhé!

Thanh Tùng | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Trẻ mọc răng, mẹ đừng quá lo lắng!
  • Trẻ chậm mọc răng: Ba mẹ có nên lo lắng?
  • Trẻ sốt mọc răng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!