Một số bệnh về da tay và cách phòng tránh bệnh ở trẻ

Kiến Thức Y Học - 05/05/2024

Vào ngày nắng nóng hay những ngày thời tiết thay đổi, chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu, da trẻ rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu kỹ một số bệnh về da tay ở trẻ em, hoặc có thể tham khảo bài viết của Lily & WeCare để biết cách chăm sóc và phòng tránh bệnh cho trẻ kỹ lưỡng.

Vào ngày nắng nóng hay những ngày thời tiết thay đổi, chức năng bảo vệ tự nhiên của da còn yếu, da trẻ rất dễ bị xây xát, tổn thương và nhiễm khuẩn. Vì vậy, các mẹ cần tìm hiểu kỹ một số bệnh về da tay ở trẻ em, hoặc có thể tham khảo bài viết của Lily & WeCare để biết cách chăm sóc và phòng tránh bệnh cho trẻ kỹ lưỡng.

Một số bệnh về da thường gặp ở trẻ

Bớt tím

Là những dát màu xanh tím, do sự ứ đọng nhiều tế bào melanocyte ở lớp bì của da gây nên. Bớt có kích thước thay đổi từ vài đến hàng chục mili mét. Biểu hiện bệnh là những mụn nhỏ li ti xuất hiện ở hai bên má rồi lan đến cằm và trán. Chúng nhanh chóng vỡ ra khiến cho da trở nên đỏ và bị rớm dịch. Nếu không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, trẻ rất dễ bị nhiễm khuẩn, những vết vỡ sẽ bị đóng vảy, da trẻ đỏ nhiều hơn, trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu.

Bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần, có người cho rằng bệnh nổi theo tuần trăng. Nguyên nhân gây bệnh bớt tím ở trẻ em khá phức tạp, khó phát hiện được, và người ta cho rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong bệnh này.

Theo các chuyên gia, đối với bệnh bớt tím ở trẻ thì không nguy hiểm lắm, khi trẻ đến khoảng 2 tuổi, bệnh có thể biến mất mà không để lại dấu vết gì.

Một số bệnh về da tay và cách phòng tránh bệnh ở trẻ

Rôm sảy

Bệnh rôm sảy ở trẻ em thường phổ biến trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi trẻ tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Như vậy, sẽ khiến làn da bé dễ nổi lên nhiều sẩn nhỏ lấm tấm màu hồng, mọc thành từng đám, có khi dày đặc. Càng ở những vùng mồ hôi tiết ra nhiều như trán, cổ, lưng, ngực, các nếp gấp của cơ thể... càng có nhiều rôm.

Để phòng ngừa, cha mẹ cần luôn giữ cho da trẻ luôn thoáng mát, cho trẻ mặc những loại quần áo làm bằng chất liệu cotton, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, luôn để trẻ ở nơi thoáng mát, tránh nơi nóng nực ngột ngạt và bí gió, tắm hàng ngày cho trẻ và chú ý chế độ ăn uống cho trẻ.

Mụn nhọt

Mụn nhọt là một trong những bệnh ngoài da trẻ hay gặp, và là tình trạng viêm toàn bộ nang lông, chủ yếu do tụ cầu gây nên. Biểu hiện ban đầu của bệnh mụn nhọt là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, khiến trẻ cảm thấy đau nhức khó chịu và giảm mức độ ăn ngủ.

Những trẻ cơ thể suy yếu, không đủ sức chống đỡ với vi khuẩn có thể bị nhọt liên tiếp, nhọt này vừa khỏi nhọt khác lại mọc lên, có khi gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm thận cấp, nhiễm khuẩn huyết... Nếu các nốt mụn nhọt mọc ở những vị trí đặc biệt như môi trên, cánh mũi có thể gây biến chứng nặng như viêm tắc tĩnh mạch xoang hang, đe dọa tính mạng người bệnh.

Để giúp bé hạn chế nổi mụn nhọt trên người, mẹ nên cho bé tắm rửa thường xuyên, nhất là vào mùa hè. Tắm cho trẻ bằng nước sạch, dùng vải mềm kỳ da, tránh làm trầy xước. Đối với những nhọt mọc ở môi trên, cánh mũi lại càng phải thận trọng, tuyệt đối không được nặn; nên đi khám bệnh sớm, điều trị tích cực để phòng biến chứng.

Phát ban đỏ

Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể xuất hiện những mảng ban, hay còn được gọi là bệnh phát ban đỏ. Những nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, nhưng nó có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng trên mỗi nốt ban.

Ban thường nổi trên người bé nhưng cũng có khi chúng xuất hiện trên mặt, tay và chân. Những nốt ban này đến và đi trong vòng một thời gian ngắn nên bạn không cần lo lắng và cũng không cần phải điều trị ngay cho bé.

Cách phòng tránh và điều trị bệnh cho trẻ đó là bạn không được cậy hay ép nốt ban vì bạn có thể khiến da bé dễ bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường tự biến mất sau khi bé được khoảng 7-10 ngày tuổi.

Một số bệnh về da tay và cách phòng tránh bệnh ở trẻ

Viêm da

Bệnh viêm da thường thấy ở trẻ từ 9-12 tháng tuổi, hay gặp hơn ở những bé gái và trẻ em béo. Trẻ nuôi dưỡng bằng sữa bò có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những trẻ bú mẹ do phân của những trẻ này có nồng độ pH cao hơn những trẻ được bú mẹ. Biểu hiện của bệnh là các dát đỏ ở vùng tiếp xúc với quấn tã như mông, đùi trên, bụng dưới... Da vùng quấn tã có các biểu hiện cấp tính như các dát màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch, sau đó bong vảy. Bệnh còn có các biểu hiện khác như đỏ da, vảy nến, u hạt lan toả, giảm sắc tố, vết trợt và có thể gây tổn thương vùng sinh dục, viêm hạch bẹn, đặc biệt ở trẻ nam gây viêm nhiễm hệ tiết niệu cấp tính.

Những bệnh này thường do yếu tố ngoại sinh tác động và gây nên. Căn cứ trên từng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp. Các bệnh ngoài ra ở trẻ cần được điều trị sớm vì da trẻ rất mỏng và nhạy cảm.

Ghẻ

Da của trẻ rất non nớt, vì vậy nếu trong gia đình có người bị ghẻ thì trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường thấy là các mụn nước ở kẽ tay, chân, vùng bụng, bộ phận sinh dục, ngứa nhiều về ban đêm khiến trẻ quấy khóc.

Cách phòng bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ, không nên dùng nước quá lạnh hay quá nóng để tránh xây xát da, không dùng xà phòng độ baze quá cao. Khi vệ sinh cho trẻ bạn cần tránh để nước vào tai, rốn, nên lau mắt bằng nước sạch hay nước muối sinh lý.

Có một số bệnh ngoài da ngay sau trẻ sinh ra thường tự khỏi, nhưng những bệnh mắc phải thì cần được chữa trị. Theo đó, vệ sinh cơ thể hằng ngày cho trẻ là một biện pháp quan trọng giúp phòng tránh các bệnh ngoài ra. Da trẻ nhạy cảm nên dễ lây bệnh. Do đó, những người gần gũi chăm sóc trẻ hằng ngày cũng phải chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể.

Các mẹ nên cho trẻ uống đủ nước, tập cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin và sức đề kháng tốt cho cơ thể.

Một số bệnh về da tay và cách phòng tránh bệnh ở trẻ

Các bà mẹ đang cho con bú cũng cần bổ sung hằng ngày nhiều vitamin và khoáng chất để cho trẻ có được đủ chất dinh dưỡng hơn nữa trong sữa mẹ. Đặc biệt, nếu trẻ mắc bệnh, cần đưa trẻ đi khám, không nên tự chữa theo những lời mách bảo của người không có chuyên môn, tránh gây bội nhiễm nguy hiểm.

Trên đây là một số thông tin về bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất các mẹ nên biết để có phương pháp chăm sóc cho bé yêu nhà mình hiệu quả nhất, và giúp bé luôn có một làn da khỏe đẹp.

Xem thêm:

  • Tổng hợp các bệnh về da thường gặp ở trẻ
  • Chàm sữa- viêm da cơ địa bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!