Nam giới từ 30 tuổi hẹp niệu đạo có thể làm suy thận và vô sinh

Sống Khỏe - 11/24/2024

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài. Ngoài nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra bên ngoài cơ thể ở cả nam và nữ, niệu đạo cũng có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường sinh dục của cánh mày râu. Hẹp niệu đạo là …

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài. Ngoài nhiệm vụ chính là đưa nước tiểu ra bên ngoài cơ thể ở cả nam và nữ, niệu đạo cũng có vai trò quan trọng trong việc xuất tinh từ đường sinh dục của cánh mày râu.

Hẹp niệu đạo là một bệnh lý do các mô sẹo hình thành sau tổn thương niệu đạo, làm hẹp lòng niệu đạo. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn phụ nữ.

Trong điều trị hẹp niệu đạo, người ta thường áp dụng các phương pháp nhẹ nhàng và đơn giản trước, nếu thất bại người ta mới dùng đến phương pháp phức tạp và khó hơn.

Theo nghiên cứu của tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, độ tuổi thường gặp nhất của bệnh hẹp niệu đạo là từ 30 đến 60 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do chấn thương niệu đạo và hẹp sau cắt đốt nội soi tiền liệt tuyến.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hẹp niệu đạo có thể dẫn đến suy thận, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh.

Làm thế nào biết được bạn bị hẹp niệu đạo?

Các triệu chứng của hẹp niệu đạo có thể dao động từ khó chịu nhẹ và đến bí tiểu, bao gồm những triệu chứng sau đây:

  • Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu;
  • Đau khi đi tiểu (tiểu khó);
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Bí tiểu;
  • Bàng quang không hoàn toàn rỗng;
  • Dòng chảy yếu;
  • Tiểu nhỏ giọt;
  • Máu trong nước tiểu (tiểu máu);
  • Máu trong tinh dịch;
  • Tiểu không tự chủ;
  • Đau vùng chậu;
  • Giảm lực xuất tinh.

Phòng ngừa hẹp niệu đạo như thế nào?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây hẹp niệu đạo ở nam giới:

  • Chấn thương từ tai nạn hoặc bị tổn thương ở niệu đạo hoặc bàng quang;
  • Chấn thương vùng chậu;
  • Trải qua các kỹ thuật y tế liên quan đến niệu đạo trước đây (ống thông niệu, phẫu thuật, nội soi bàng quang);
  • Tiền sử phẫu thuật tuyến tiền liệt, mở rộng tuyến tiền liệt;
  • Ung thư đường tiết niệu;
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (bệnh lây truyền qua đường tình dục hay còn gọi là bệnh STDs, viêm niệu đạo, bệnh lậu);
  • Bị nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc viêm tuyến tiền liệt.

Dị tật bẩm sinh của niệu đạo hiếm khi có thể gây hẹp niệu đạo ở trẻ em.

Để điều trị hẹp niệu đạo, bác sĩ tiết niệu cần mở rộng niệu đạo bằng cách gây mê và sau đó chèn dụng cụ cưỡng chế. Thỉnh thoảng, mô sẹo hình thành sau khi được điều trị hẹp niệu đạo khiến bệnh tái phát trở lại. Nếu bệnh tái phát, các mô sẹo có thể phải phẫu thuật cắt bỏ và niệu đạo có thể cần phải được tái tạo lại.

Để phòng ngừa, bạn cần đảm bảo các biện pháp bảo hộ khi chơi các môn thể thao nguy hiểm. Duy trì lối sống lành mạnh và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!