Chức năng của hệ sinh sản nữ giới

Sức khỏe phụ nữ - 11/24/2024

So với bộ phận sinh dục nam, bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp và cầu kì hơn. Hệ sinh sản phụ nữ có các chức năng: sản xuất trứng, thực hiện giao hợp, bảo vệ và nuôi dưỡng trứng được thụ tinh đến khi phát triển đầy đủ và sinh sản. Quá …

So với bộ phận sinh dục nam, bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp và cầu kì hơn. Hệ sinh sản phụ nữ có các chức năng: sản xuất trứng, thực hiện giao hợp, bảo vệ và nuôi dưỡng trứng được thụ tinh đến khi phát triển đầy đủ và sinh sản.

Quá trình sinh sản không thể nào diễn ra nếu không có các cơ quan sinh sản, hay còn gọi là tuyến sinh dục. Hầu hết mọi người đều cho rằng tuyến sinh dục chỉ có ở nam giới, nhưng thực chất nó tồn tại ở cả nam lẫn nữ. Trong cơ thể phụ nữ, tuyến sinh dục là buồng trứng. Tuyến sinh dục ở nữ sản sinh ra giao tử cái (trứng). Trứng sau khi được thụ tinh bởi tinh trùng được gọi là hợp tử.

Khi một bé gái chào đời, buồng trứng của bé mang hàng trăm trứng không hoạt động cho tới tuổi dậy thì. Khi dậy thì, tuyến yên ở trung tâm não bộ bắt đầu tiết ra hormone sinh dục nữ estrogen. Chất tiết ra từ hormone này khiến bé gái phát triển thành một thiếu nữ.

Kinh nguyệt là gì?

Đến cuối giai đoạn dậy thì, cơ thể bé gái bắt đầu quá trình rụng trứng diễn ra hằng tháng, quá trình này gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Khoảng một lần mỗi tháng, trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, trứng rụng vào một trong những ống dẫn trứng. Khi ở trong ống dẫn trứng, nếu trứng không được thụ tinh bởi tinh trùng, khoảng 2 tuần sau đó trứng sẽ tự khô lại và ra khỏi cơ thể qua tử cung. Quá trình này gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Máu và mô từ lớp màng tử cung kết hợp đào thải ra khỏi cơ thể, quá trình này gọi là nguyệt san. Thông thường nguyệt san kéo dài từ 3 tới 5 ngày ở hầu hết nữ giới.

Hầu hết nữ giới đều cảm thấy không thoải mái vào những ngày đầu của chu kỳ. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) bao gồm những thay đổi về cả thể chất lẫn tâm trạng như là nổi mụn, trương nở, mệt mỏi, đau lưng, đau ngực, nhức đầu, táo bón, tiêu chảy, thèm ăn, trầm cảm, khó chịu, khó tập trung hoặc dễ cảm thấy căng thẳng. Những triệu chứng trên nặng nhất vào khoảng 7 ngày trước chu kỳ và kết thúc ngay lúc chu kỳ bắt đầu.

Nhiều bé gái cũng bị đau bụng suốt vài ngày trước chu kỳ. Vì trong cơ thể bé có chứa axit béo không thể bão hòa, chất này khiến các cơ mềm trong tử cung co thắt. Những cơn co thắt này có thể gây ra đau âm ỉ hoặc đau quặn.

Có thể mất đến 2 năm sau tuần nguyệt san đầu tiên thì chu kỳ của một bé gái mới phát triển ổn định được. Trong suốt thời gian đó, cơ thể bé gái thích nghi với hormone được tạo ra trong quá trình dậy thì. Trung bình, các chu kỳ hằng tháng của phụ nữ thường cách nhau 28 ngày, nhưng thực tế cho thấy nó có thể dao động khoảng 23 tới 35 ngày.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!