Nên cho trẻ ăn dặm đồ hải sản từ thời điểm nào là chuẩn nhất?

Thiết Yếu - 12/06/2024

Trong thời kì ăn dặm của trẻ, hải sản là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho quá trình ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại ngại ngần trong việc cho trẻ ăn đồ hải sản bởi sợ con bị đau bụng. Vậy nên cho trẻ ăn dặm đồ hải sản lúc nào là phù hợp?

Trong thời kì ăn dặm của trẻ, hải sản là một trong những loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho quá trình ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, nhiều mẹ lại ngại ngần trong việc cho trẻ ăn đồ hải sản bởi sợ con bị đau bụng. Vậy nên cho trẻăn dặm đồ hải sản lúc nào là phù hợp?

Đồ hải sản - thực phẩm giàu chất dinh dưỡng

Trong hải sản, người ta tìm thấy nhiều axit béo omega-3, đây là một trong những loại dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, góp phần vào việc phát triển bộ não. Ngoài ra, axit béo này còn có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống chàm, tốt cho phổi, giúp cải thiện chứng hen suyễn, tốt cho mắt và duy trì độ chắc khỏe cho xương.

Chính vì những dưỡng chất tuyệt vời có trong hải sản mà đồ hải sản là một trong những loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển của bé.

Nên cho trẻ ăn dặm đồ hải sản từ thời điểm nào là chuẩn nhất?

Thời điểm nào bé có thể ăn dặm đồ hải sản

Bé có thể ăn dặm đồ hải sản lúc nào là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm. Các mẹ không nên cho trẻ ăn đồ hải sản từ quá sớm bởi đồ hải sản có thể gây ra những dị ứng cho trẻ. Các chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng cho trẻ đã đưa ra lời khuyên rằng, trừ những loại hải sản có vỏ, các mẹ có thể cho bé ăn dặm đồ hải sản từ khi bé được 7 tháng tuổi. Thức ăn chế biến từ hải sản nên được nghiền nhuyễn hay ở dạng bột sệt.

Khi cho trẻ ăn đồ hải sản, cha mẹ nên lưu ý không cho trẻ ăn với số lượng quá nhiều lúc ban đầu mà chỉ nên cho trẻ ăn một số lượng nhỏ để cơ thể bé có thể thích nghi với loại thức ăn mới này. Nếu xảy ra tình huống bé bị dị ứng thì mẹ nên dừng cho bé ăn đồ hải sản lại ngay để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Loại hải sản nào tốt cho trẻ?

Khi cho trẻ ăn dặm đồ hải sản không phải đồ hải sản nào cũng tốt. Mẹ nên chọn các loại cá biển chưa nhiều omega-3, tốt cho sự phát triển của trẻ; cua có rất nhiều vitamin B, lượng protein nhiều nên tốt cho bé về mặt trí não; các loại hải sản có vỏ thì chưa nhiều kém, một trong những vi chất quan trọng với trẻ; tôm lại chứa nhiều đạm và canxi nên càng tốt cho trẻ.

Độ tuổi của trẻ quyết định lượng hải sản trong thức ăn khác nhau

Việc cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít đồ hải sản đều không tốt cho sự phát triển của trẻ. Nếu mẹ cho trẻ ăn quá nhiều đồ hải sản sẽ khiến cơ thể bé phải dung nạp quá mức kim loại nặng, đồng thời tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng sẽ xảy ra. Vì vậy, tùy theo độ tuổi của trẻ mà việc cho trẻ ăn dặm đồ hải sản cũng khác nhau, mức độ trung bình là từ 3-4 bữa một tuần.

Đối với trẻ từ 7-12 tháng tuổi, mỗi bữa mẹ có thể cho bé ăn từ 20-30g thịt cá, tôm đã lọc xương, vỏ, nấu cùng với cháo, bột, mỗi ngày ăn 1 bữa và có thể ăn từ 3-4 bữa một tuần.

Đối với trẻ từ 1-3 tuổi, mẹ có thể cho bé ăn một bữa chứa hải sản nấu với cháo, mỳ hay bún, phở và mỗi bữa này trẻ có thể ăn từ 30-40g hải sản.

Còn với trẻ từ 4 tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn từ 1-2 bữa hải sản mỗi ngày và mỗi bữa từ 50-60g hải sản.

Nên cho trẻ ăn dặm đồ hải sản từ thời điểm nào là chuẩn nhất?

Chế biến hải sản thế nào cho trẻ ăn dặm?

Khi mẹ quyết định cho trẻ ăn dặm đồ hải sản, mẹ nên biết cách chế biến đúng cách hải sản. Mẹ nên lọc lấy thịt, nghiền hoặc xay nhỏ hải sản rồi trộn chung với thức ăn dặm của trẻ. Nếu như mẹ cho trẻ ăn cá có nhiều xương thì mẹ nên luộc chín cá rồi gỡ xương, cá biển nạc có thể xay thịt sống rồi cho vào nấu chung với thức ăn dặm....

Khi chế biến, mẹ nên đảm bảo thức ăn được nấu chín, tránh cho trẻ ăn thức ăn còn sống, điều này dễ gây ra chứng đau bụng, tiêu chảy ở trẻ.

Một số lưu ý khác khi cho trẻ ăn dặm đồ hải sản

Mẹ không nên cho bé ăn hoa quả ngay sau khi ăn đồ hải sản vì những chất dinh dưỡng có trong tôm, cua, cá có thể bị giảm đi do kết hợp với những loại hoa quả như hồng, nho,... Không những làm giảm đi chất dinh dưỡng mà khi ăn hoa quả ngay sau ăn đồ hải sản có thể khiến trẻ bị đau bụng, buồn nôn hay nôn mửa.

Nếu bé bị dị ứng hải sản, mẹ lập tức cho bé dừng ăn đồ hải sản ngay, hoặc để kiểm tra xem bé có bị dị ứng hay không, mẹ nên cho bé ăn từng chút một để phòng trường hợp trẻ bị dị ứng.

Không cho trẻ ăn những hải sản lạ và hải sản chiên do khi chiên, rán, lượng mỡ bão hòa lượng chất béo không no khiến hàm lượng chất dinh dưỡng suy giảm và sản sinh ra peroxit lipid có hại cho sức khỏe.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!