Ngã cũng có thể làm gãy xương hông

Sống Khỏe - 12/22/2024

Hông là khớp giữa đầu trên của xương đùi và ổ cối (ổ khớp hang) trong khung chậu. Gãy xương hông thường xảy ra khi bị té ngã. Gãy xương hông có thể dẫn tới tàn phế, thậm chí gây tử vong. Khi bạn già đi, khả năng bạn bị ngã và gãy xương hoặc …

Hông là khớp giữa đầu trên của xương đùi và ổ cối (ổ khớp hang) trong khung chậu. Gãy xương hông thường xảy ra khi bị té ngã. Gãy xương hông có thể dẫn tới tàn phế, thậm chí gây tử vong.

Khi bạn già đi, khả năng bạn bị ngã và gãy xương hoặc va đập đầu sẽ tăng lên. Có nhiều lý do để giải thích việc này. Ví dụ như, một số loại thuốc có thể làm bạn chóng mặt hoặc sự suy giảm về thị giác, thính giác, sức lực và do tuổi tác có thể ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng của bạn.

Tương tự, giống như những phụ nữ cao tuổi, bạn cũng có thể bị loãng xương. Chứng loãng xương làm các xương của bạn yếu đi, nghĩa là chỉ cần một cú ngã nhẹ cũng có thể làm xương bị gãy.

Làm thế nào biết được bạn bị gãy xương hông?

Triệu chứng của gãy xương hông:

  • Sau khi ngã, bạn không thể di chuyển được;
  • Cảm thấy rất đau ở vùng hông hoặc háng;
  • Bầm tím, sưng ở quanh vùng hông;
  • Chân bên phía hông bị thương ngắn đi;
  • Chân bị xoay ngược bên hông bị thương.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Làm sao để tránh bị gãy xương hông?

Gãy xương hông có thể phòng, đặc biệt đối với phụ nữ lớn tuổi, cần áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa gãy xương hông

  • Bổ sung đủ canxi và vitamin D;
  • Tập thể dục để xương chắc khỏe và cải thiện khả năng giữ thăng bằng;
  • Không hút thuốc và uống rượu quá nhiều;
  • Cẩn thận với các loại thuốc bạn đang dùng;
  • Kiểm tra mắt thường xuyên;
  • Đứng dậy chậm rãi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!