Thịt là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn trong gia đình đặc biệt là vào những dịp lễ Tết. Lượng thịt mà bạn tiêu thụ sẽ nhiều hơn trong khẩu phần ăn của bạn có chiều hướng gia tăng trong những buổi liên hoan hay mâm cỗ gia đình. Vì thịt là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, tuy nhiênăn nhiều thịt quá mức cũng có thể gây ra tình trạng xấu cho cơ thể.
1. Thịt là nguyên nhân dẫn đến nhiều loại bệnh
Thịt không chứa chất xơ nên cần phải lấy chất này từ các nguồn khác nếu muốn tiêu hóa đúng cách. Nếu không có chất xơ thịt sẽ nằm lại trong hệ tiêu hóa nhiều ngày (trường hợp này xảy ra khi ăn quá nhiều thịt mà lại quá ít rau). Điều này sẽ kéo chùng toàn bộ cơ thể, lấy hết các tài nguyên và năng lượng cần thiết cho cơ thể qua đó làm cơ thể mệt mỏi khi ăn quá nhiều thịt.
Protein trong thịt phải được bẻ gãy thành các axit amin trước khi chúng có thể được tái tạo lại thành các chuỗi protein mà cơ thể cần. Protein được tạo thành từ các axit amin, nên về bản chất có tính axit. Tính khó tiêu và hàm lượng chất béo cao trong thịt cũng đóng góp đáng kể lượng axit tiết vào cơ thể. Hơn nữa, dưới tác động khi giết mổ làm cho thịt mềm hơn, nhưng nó lại giải phóng các axit tự nhiên, vì vậy làm thịt trở nên axit hơn đối với cơ thể.
Theo nghiên cứu,ăn nhiều thịt là lý do khiến bạn dễ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người ít ăn. Có thể nói thịt là một "sát thủ thầm lặng", bởi khi người ta ăn nhiều thịt thì nồng độ cholesterol trong máu sẽ tăng mạnh và đây là nguyên nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Thế nên hội tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến cáo rằng việc ăn chay có thể phòng ngừa từ 90 - 97% các bệnh về tim mạch.
2. Ăn nhiều thịt ảnh hưởng đến sự tiêu hóa cũng như các cơ quan trong cơ thể
Gan có chức năng là tổng hợp các chất cần thiết cho cơ thể và loại bỏ các chất độc hại ra ngoài. Nhưng một chế độ ăn không điều độ gồm quá nhiều thịt và mỡ động vật sẽ bắt gan phải làm việc quá sức, từ đó dẫn đến việc gan bị tổn thương. Gây ra một số bệnh lý ở gan như: gan nhiễm mỡ, xơ hóa và sẹo hóa.
Trong những ngày lễ, Tết, khi khẩu phần ăn thường ngày của bạn chứa quá nhiều thịt, đặc biệt là loại thịt lẫn nhiều mỡ thì sẽ dẫn đến việc tăng axít béo và triglycerid – đây là nguyên nhân gây ra tiểu đường cấp độ II. Lý do là vì nồng độ triglycerid trong máu tăng lên khiến các hoạt động của insullin bị triglycerid ức chế gây ra hiện tượng đường huyết tăng cao. Nhưng lượng axit béo dư thừa trong máu sẽ “đánh lừa” và dẫn đến việc kết quả xét nghiệm chỉ thấy nồng độ insullin vẫn bình thường hoặc chỉ tăng đôi chút. Lúc đó, nó sẽ dẫn đến việc không thể điều chỉnh kịp thời lượng đường trong máu và bệnh tiểu đường cấp độ II xuất hiện.
Theo lời khuyên của các nhà khoa học và các chuyên gia dinh dưỡng, trong một ngày mỗi người không nên ăn quá 150gr thịt (dùng cho các loại thịt). Nhưng nên giảm bớt thịt lợn, thay vào là thịt gia cầm.
Nên ăn ít thịt nạc. Thay thế thịt bằng các loại đậu hạt, các chế phẩm họ đậu – vốn là nguồn protein, chất béo thực vật quý, chống oxy hóa, ung thư, điều hòa chuyển hóa cholesterol... Đặc biệt hoạt chất trong đậu có thể kìm hãm sự phát triển chất gây ung thư – cysteine.
Khuyến khích ăn thịt gia cầm, cá. Cá giàu axit béo, tốt cho sức khỏe tim mạch. Ăn 3 bữa cá/tuần để cung cấp axít béo hệ omega-3, bảo vệ tim mạch.
Mỗi ngày cần ăn 400g rau xanh, hoa quả để cơ thể giảm 2 lần nguy cơ bị các bệnh tim mạch, mỡ máu. Ưu tiên tỏi, trà xanh, gừng, cà chua...
Để đảm bảo sự cân bằng trong cơ thể bạn nên hạn chế ăn thịt, đặc biệt là trong những buổi liên hoan cuối năm hay trong dịp Tết.
3. Ăn uống như thế nào để đảm bảo sức khỏe trong ngày Tết?
- Bữa ăn chúng ta luôn đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm, chia nhỏ bữa ăn 4 - 5 bữa một ngày gồm chất bột đường (Bánh chưng, bánh Tét, cơm, xôi..), chất đạm (thịt heo, thịt gà, cá, trứng, sữa.), chất béo (dầu, nên hạn chế mỡ), chất xơ, vitamin (rau xanh và trái cây) và chúng ta nên uống đủ nước. Ví dụ: Bánh chưng có nhiều chất bột đường, chất đạm, chất béo nên cần bổ sung nhóm rau quả. Nên hạn chế ăn uống khi thấy khó tiêu, khó chịu hoặc nôn ói.
- Tốt nhất một ngày ăn đủ 300g rau củ và 200g trái cây (tương đương 2 - 3 suất trái cây, mỗi suất tương đương 1 quả táo, hoặc 2 - 3 múi bưởi, hoặc 2 trái mận hoặc 1 trái cam vừa hoặc 1 góc dưa hấu).
- Tránh tình trạng sụt cân hoặc tăng cân nhanh sau ngày Tết chúng ta nên ăn đủ ngày 3 bữa, nên ăn ít chất bột đường, chất béo nên ăn thịt nạc nhiều rau quả, tránh ăn nhiều bánh kẹo dẫn đến chán ăn bữa chính, hoặc ăn quá nhiều trong một bữa rồi chưa tiêu hóa hết lại ăn tiếp bữa khác sẽ làm tăng cân nhanh
Hạn chế rượu, bia vì ngày Tết chúng ta thường sử dụng rượu bia vượt mức cho phép sẽ ảnh hưởng không những đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
Tăng cường sử dụng trà xanh, trà túi lọc vì trà giúp tăng cường sức đề kháng, nhuận gan và thanh lọc cơ thể.
Tránh ăn hàng quán vì dễ gây ngộ độc thực phẩm. Kiểm tra hạn sử dụng, tình trạng nấm mốc các mặt hàng trước khi mua vì dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Tết là thời điểm cả gia đình quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả. Việc ăn uống linh đình là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý cân bằng chế độ dinh dưỡng trong ngày Tết để có sức khỏe tốt và không bị lên cân chóng mặt sau Tết.
Trương Thủy
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!