Khoảnh khắc này được chia sẻ tại kỷ niệm hành trình 5 năm đồng hành bảo vệ 1 triệu trẻ em Việt Nam, khỏi các bệnh bởi vi khuẩn phế cầu do GSK Việt Nam vừa tổ chức.
Bác sĩ (BS) Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP HCM, cho hay ông đã rất mừng khi Việt Nam có vắc xin phế cầu năm 2014, điều này có ý nghĩa lớn đối với người làm lâm sàng, khi mà ông từng chứng kiến và điều trị những ca viêm phổi hay viêm màng não do phế cầu với những di chứng nặng nề tại khoa nhiễm.
Việt Nam đứng top thứ 15 về số trẻ em mắc bệnh do phế cầu trên thế giới
Bên cạnh đó, viêm tai giữa cấp là bệnh vô cùng thường gặp ở trẻ nhỏ do vi rút và vi khuẩn gây ra. Riêng đối với viêm tai giữa cấp do vi khuẩn có triệu chứng nặng nề như chảy mủ tai, đau tai, sốt. 'Vì thế, nếu phòng ngừa được từ sớm, sẽ giảm rất nhiều sự lo lắng và bất an. Các ông bố bà mẹ cần chủ động và sát sao trong việc chủng ngừa từ sớm ngay từ 6 tuần tuổi, đúng lịch và đầy đủ cho con' - BS Khanh khuyến cáo.
Theo ông Dan Millard, Trưởng đại diện GSK tại Việt Nam, mỗi năm vẫn còn đến hơn 1 triệu trẻ mới sinh tại Việt Nam chưa được chủng ngừa để phòng các bệnh do phế cầu. Các nghiên cứu chỉ ra thật đáng sợ khi trẻ nhiễm loại khuẩn này. Cụ thể: Cứ 15 trẻ dưới 5 tuổi bị viêm màng não do phế cầu thì có 1 trẻ tử vong. Nhiễm trùng máu (là tình trạng vi khuẩn tràn ngập trong máu) do phế cầu với tỉ lệ tử vong là 20%.
Tổ chức y tế thế giới (WHO) ước tính có gần 1 triệu ca tử vong hàng năm ở trẻ dưới 5 tuổi do viêm phổi. Việt Nam đứng top thứ 15 về số trẻ em mắc bệnh do phế cầu trên thế giới. Trong đó viêm phổi do vi khuẩn phế cầu chiếm đến 33%. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Trong 10 trường hợp bị viêm tai giữa cấp thì có đến 7 ca là do vi khuẩn, trong đó phế cầu khuẩn chiếm từ 28-55% và vi khuẩn Heamophilus influenza (HI) chiếm 17-48%. Nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến viêm tai giữa chảy mủ mạn tính, tái phát thường xuyên và các biến chứng nặng nề cần phải nhập viện.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!